Phi hành gia Thần Châu 15 sẵn sàng lên trạm Thiên Cung
Ba phi hành gia Thần Châu 15 đã được đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các nhiệm vụ đầy thử thách trên trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Tên lửa Trường Chinh 2F và tàu Thần Châu 15 trên đường đến bãi phóng ở Tửu Tuyền. (Ảnh: CMS)
Nhiệm vụ có phi hành đoàn Thần Châu 15 là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung. Theo kế hoạch, tàu vũ trụ chở ba phi hành gia Fei Junlong, Deng Qingming và Zhang Lu sẽ được phóng lên bằng tên lửa Trường Chinh 2F vào lúc 23h08 ngày 29/11 theo giờ Bắc Kinh, tức 22h08 tối nay theo giờ Hà Nội.
Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, ba phi hành gia lần đầu được yêu cầu sử dụng module phòng thí nghiệm Mộng Thiên để chuyển đồ đạc và lắp đặt thiết bị bên ngoài cabin. Khác với hai nhiệm vụ Thần Châu 13 và 14, phi hành đoàn Thần Châu-15 sẽ tiến hành một loạt các hoạt động ngoài trời.
"Nói về các hoạt động ngoài trời, trước đây chúng tôi chỉ leo lên một cabin nhưng lần này phải leo lên ba cabin. Tôi đã đo quãng đường, cả đi và về là hơn 150m", Fei, chỉ huy tàu Thần Châu 15, cho biết.
Các phi hành gia chuẩn bị cho nhiệm vụ Thần Châu 15. (Video: CCTV+)
Tất cả các nhiệm vụ đều thách thức và để sẵn sàng cho điều đó, cả ba phi hành gia đã trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu.
"Khóa huấn luyện dưới nước dài nhất của tôi kéo dài 6 giờ. Đó là giới hạn thời gian huấn luyện dưới nước của một phi hành gia. Nó đòi hỏi tâm lý vững, khả năng dự trữ năng lượng thể chất tốt và ý chí mạnh mẽ để hoàn thành sứ mệnh này", Deng nhấn mạnh.
Bên cạnh hoạt động ngoài trời, ba phi hành gia còn phải hoàn thành một số lượng lớn thí nghiệm trong thời gian thực hiện nhiệm vụ. Theo Zhang, có tổng cộng 24 tủ thí nghiệm bên trong trạm vũ trụ Thiên Cung, nơi họ sẽ tiến hành hơn 100 thí nghiệm. Để đảm bảo hoạt động diễn ra hoàn hảo, ba phi hành gia phải phối hợp ăn khớp với nhau.
Zhang Lu, Deng Qingming và Fei Junlong (trái qua phải). (Ảnh: Xinhua)
"Các thí nghiệm của chúng tôi vừa nhiều vừa phức tạp. Nếu muốn tháo một tấm bảng, chúng tôi phải tháo hơn 100 con vít và phải ngăn không cho những con vít đó trôi đi. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải cẩn thận và phối hợp chặt chẽ. Chúng tôi phải luôn quan sát và nhắc nhở nhau. Trong không gian, những thao tác này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến thiệt hại không thể đảo ngược. Vì vậy, luôn cần hơn hai người trong mỗi thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ không để phi hành gia nào tiến hành một thí nghiệm nhất định hoặc vận hành một thiết bị nào đó một mình. Đây là sự đồng thuận giữa ba chúng tôi", Zhang nói thêm.
Phi hành đoàn Thần Châu 15 theo kế hoạch sẽ dành 6 tháng trên quỹ đạo để hoàn thành các thí nghiệm và bảo trì trạm vũ trụ Thiên Cung.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
