Thế giới chúng ta sinh ra từ một tia vũ trụ tử thần?

Một nghiên cứu mới dựa trên vườn ươm sao thuộc thiên hà lân cận M33 và những tia vũ trụ sinh ra từ cõi chết đã góp phần trả lời câu hỏi muôn thuở: ''Chúng ta đến từ đâu?".

Theo SciTech Daily, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đài thiên văn vô tuyến Quốc gia (Mỹ) đã sử dụng kính viễn vọng Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) của Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ để tìm ra thứ gì đã kích hoạt quá trình hình thành sao trong thiên hà M33.

Thế giới chúng ta sinh ra từ một tia vũ trụ tử thần?
Thiên hà M33 - (Ảnh: ESO)

Gió vũ trụ thường được xem là yếu tố bất lợi cho các môi trường hình thành sao bởi có thể thổi bay những khí cần thiết. Tuy nhiên, các tia vũ trụ vẫn có thể đóng góp nhỏ cho sự hình thành sao, nhất là trong những thế giới đang hoạt động mạnh mẽ như M33.

"Chúng tôi đã thấy những cơn gió vũ trụ do các tia vũ trụ điều khiển trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) và thiên hà Andromera (Tiên Nữ), những thiên hà có tốc độ hình thành sao yếu nhưng chưa từng thấy trong một thiên hà như M33" - Tiến sĩ Fatemah Tabatabaei từ Viện Nghiên cứu khoa học cơ bản ở Iran cho biết.

Họ phát hiện ra một cơ chế đặc biệt: Những ngôi sao lớn hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta tăng tốc trong vòng đời của chúng, cuối cùng phát nổ dưới dạng siêu tân tinh. Các tia vũ trụ tử thần được tạo ra khi sóng xung kích từ các siêu tân tinh này bùng nổ, tăng tốc các hạt gần bằng tốc độ ánh sáng.

Nếu có đủ các tia vũ trụ dạng này, áp suất có thể được tạo ra để đẩy gió vận chuyển khí cần thiết cho sự hình thành sao.

Như vậy, nhiều vụ nổ siêu tân tinh và tàn dư siêu tân tinh trong các phức hợp hình thành sao khổng lồ đã tạo ra những tia vũ trụ - dù sinh ra từ cõi chết, nhưng đóng vai trò khai sinh ra các thế giới mới như vậy.

Những yếu tố nào kích hoạt sự hình thành sao từ những đám mây khí bụi vẫn là một câu hỏi lớn thú vị đối với các nhà thiên văn, bởi đó khởi đầu cho một "Hệ Mặt trời" mới, nơi có cơ hội sinh ra những hành tinh bao gồm các hành tinh sống được như Trái đất.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb gặp va chạm ngoài vũ trụ

Kính viễn vọng James Webb gặp va chạm ngoài vũ trụ

Sau gần một năm phóng lên quỹ đạo, mặt gương dát vàng của kính viễn vọng James Webb có 14 lần va chạm với đá không gian, gây thiệt hại vĩnh viễn.

Đăng ngày: 28/11/2022
Tàu thăm dò Trung Quốc lần đầu chụp ảnh Mặt trời

Tàu thăm dò Trung Quốc lần đầu chụp ảnh Mặt trời

Đài quan sát Mặt trời mới phóng gần đây của Trung Quốc gửi về ảnh chụp đầu tiên ghi hình vết lóa cấp M phun trào trên ngôi sao này.

Đăng ngày: 28/11/2022
Đào vàng

Đào vàng "khủng", sốc 2 lần khi phát hiện báu vật ngoài hành tinh quý hơn vàng ngàn lần

Một báu vật kỳ dị đã khiến người đàn ông Úc bất lực khi dùng cưa đá, máy khoan, búa tạ, axit... vẫn không thể phá vỡ, quyết định đem đến các nhà khoa học để rồi hoàn toàn bị sốc.

Đăng ngày: 28/11/2022
Phát hiện hành tinh

Phát hiện hành tinh "địa ngục" bị magma nóng chảy bao phủ

Các nhà nghiên cứu sử dụng tàu vũ trụ TESS của NASA phát hiện một siêu Trái đất bị bao phủ bởi magma nóng hơn nghìn độ và chỉ mất nửa ngày để quay quanh sao chủ.

Đăng ngày: 26/11/2022
NASA bất ngờ mất liên lạc 47 phút với tàu Orion: Nguyên nhân là do đâu?

NASA bất ngờ mất liên lạc 47 phút với tàu Orion: Nguyên nhân là do đâu?

NASA mới đây bất ngờ mất liên lạc với tàu Orion trong nhiệm vụ tỷ đô Artemis 1 và vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Đăng ngày: 26/11/2022
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 26/11/2022
Trạm vũ trụ Trung Quốc sẽ thử truyền điện mặt trời về Trái đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc sẽ thử truyền điện mặt trời về Trái đất

Trạm Thiên Cung sẽ tham gia dự án thu thập năng lượng mặt trời trong không gian và truyền về Trái Đất dưới dạng chùm vi sóng năng lượng cao.

Đăng ngày: 26/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News