Philippines đón bão mới

Một cơn bão nhiệt đới nữa sắp đổ bộ vào Philippines khi ít nhất một triệu người dân nước này vẫn phải sống trong cảnh ngập lụt do hậu quả của bão Nesat.

Cơn bão nhiệt đới có tên gọi Nalgae đang di chuyển về phía đảo lớn Luzon của Philippines, nơi có 48 triệu người sinh sống, AFP đưa tin. Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Nalgae sẽ làm nghiêm trọng thêm tình hình tại Philippines khi người dân nước này còn chưa khắc phục xong hậu quả bão Nesat.


Dự báo hướng di chuyển của bão Nalgae. (Đồ họa: Navy.mil)

Chính phủ Philippines đã nâng mức cảnh báo bão tại 15 vùng ở phía bắc đảo Luzon khi bão Nalgae mạnh dần lên. Vào lúc 10 giờ sáng nay theo giờ địa phương, tâm bão Nalgae còn cách tỉnh cực bắc Cagayan của Philippines khoảng 640 km về phía đông, với sức gió trung bình khoảng 140 km/giờ, lúc mạnh nhất có thể lên tới 170 km/giờ. Bão đang di chuyển nhanh với tốc độ khoảng 22 km/giờ.

Cơ quan dự báo thời tiết Philippines cho hay bão Nalgae sẽ vào tới đất liền trong vài ngày tới, và điểm đổ bộ có thể là tỉnh Cagayan. Cơn bão nhiệt đới này nhiều khả năng không đi vào vùng thủ đô Manila.

Ngoài bão Nalgae, một áp thấp nhiệt đới đang hình thành ở phía đông của Philippines và được đặt tên địa phương là Ramon. Áp thấp nhiệt đới này có hướng di chuyển gần giống với bão Nalgae và có thể vào tới đất liền trong vài ngày tới, ABS CBN News cho hay.

Trong lúc này, hậu quả sau bão Nesat vẫn tiếp tục được thống kê. Ít nhất 43 người thiệt mạng trong khi 30 người khác mất tích tại Philippines trong bão Nesat. Nhiều vùng rộng lớn của đảo Luzon vẫn còn bị ngập nặng, thậm chí một số làng mạc còn bị chìm trong mức nước ngang với ngôi nhà hai tầng.

Trước nguy cơ tình trạng lụt lội còn có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn do bão Nalgae, giám đốc cơ quan Quản lý và Giảm nhẹ Thảm họa Thiên nhiên quốc gia Philippines Benito Ramos cảnh báo người dân phải tìm những khu vực ở cao để lánh nạn. Đất ngâm nước trong thời gian dài cũng có nguy cơ gây ra lở đất hoặc lũ quét.


Người dân tại vùng lụt ở Calumpit, Bulacan,
phía bắc thủ đô Manila đang đi tản hôm 28/9. (Ảnh: AFP)

Hiện có khoảng 160.000 người dân sống trong các trại sơ tán của chính phủ vì lụt lội sau bão Nesat, trong khi ít nhất một triệu người trên khắp đảo Luzon bị ảnh hưởng vì nước ngập. Nhiều người trong số này hiện vẫn còn ở trong các khu vực bị ngập nước, thay vì tới những trung tâm di tản có trang thiết bị nghèo nàn và chật kín người.

Dondon Meneses, một người bán trứng vịt dạo 23 tuổi sống ở thị trấn nông nghiệp Candaba ở miền trung đảo Luzon, cho hay chưa bao giờ thấy những cơn mưa đến thế trong bão Nesat. "Chúng tôi chịu cảnh lụt lội hầu như mỗi năm, nhưng năm nay là tồi tệ nhất", Meneses nói khi vẫn đứng trong dòng nước ngập tới thắt lưng. Những người như Meneses dẫu có muốn đi di tản cũng không được vì họ không có cách nào thoát ra khỏi vùng lụt lội mà không phải bỏ ra một khoản tiền lớn.

Trong khi đó, ông Ramos, vị quan chức đứng đầu cơ quan Quản lý và Giảm nhẹ Thảm họa Thiên nhiên quốc gia, bày tỏ sự thất vọng khi nhiều người dân từ chối ra khỏi vùng nguy hiểm. Ông cảnh báo rằng tính mạng của họ đang bị đe dọa do hậu quả của bão Nesat và do những ảnh hưởng mà bão Nalgae có thể gây ra.

Philippines là quốc gia hàng năm phải chịu nhiều trận bão và siêu bão nhất tại khu vực tây Thái Bình Dương. Khoảng 20 cơn bão lớn đổ vào quốc đảo này mỗi năm khiến hàng trăm người thiệt mạng, và gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News