Philippines vật lộn với hậu quả hai cơn bão

Philippines huy động máy bay trực thăng, xuồng cao tốc, xe lội nước để sơ tán người dân sau cơn bão Nalgae trong khi lực lượng cứu hộ chạy đua với thời gian để cung cấp thực phẩm và nước cho vài trăm người vẫn mắc kẹt trên mái nhà.

Bão Nalgae tràn vào tỉnh Isabela ở phía đông bắc Philippines vào ngày 1/10. Sau đó nó quét qua khu vực đồi núi ở phía bắc và các đồng bằng ở trung tâm đảo Luzon – nơi vẫn hứng chịu những trận mưa lớn và gió mạnh do hậu quả của bão Nesat. Ít nhất ba người chết vì bão Nalgae, còn bão Nesat giết chết 56 người và khiến 28 người mất tích.

AP cho biết, 7 thành phố ở phía bắc thủ đô Manila vẫn chìm trong nước lũ. Tại thành phố Calumpit thuộc tỉnh Bulacan, vài trăm người dân tại 4 làng sống trên mái nhà trong 4 ngày qua. Họ bám vào dây thừng hoặc đeo can, phao và chai rỗng để không bị nước lũ cuốn trôi.


Người dân lội trong nước lũ để sơ tán tại thành phố
Calumpit, tỉnh Bulacan vào ngày 2/10.
(Ảnh: AP)

Xuồng cao su của lực lượng cứu hộ và người tình nguyện không thể tiếp cận những người sống trên mái nhà bởi những con đường dẫn tới các làng quá hẹp. Giới chức thành phố điều động hai máy bay trực thăng quân sự thả thực phẩm và nước xuống những người trên mái nhà.

Thách thức lớn đối với lực lượng cứu hộ và giới chức là số lượng người cần được sơ tán quá lớn so với số phương tiện mà họ có. Ngoài ra nhiều người còn từ chối rời khỏi nhà, bất chấp việc cơ quan khí tượng cảnh báo mực nước lũ có thể tăng, AFP đưa tin.

“Chúng tôi không thể sơ tán toàn bộ người dân vì số lượng người quá lớn”, ông James de Jesus, thị trưởng thành phố Calumpit, thừa nhận.

Ông Benito Ramos, người đứng đầu Cơ quan Quản lý và Giảm nhẹ nguy cơ thiên tai quốc gia, nói rằng nhiều nhóm cứu hộ cố gắng vượt qua vô số trở ngại để tới được các làng bị cô lập trong lũ, song người dân ở những nơi đó lại không chịu rời khỏi nhà. Vì thế nhiều nhân viên cứu hộ đã nổi giận.

"Đây là lần đầu tiên trong đời tôi thấy toàn bộ thành phố chìm trong nước lũ. Chúng tôi không kịp lấy thứ gì ngoài quần áo và một bếp lò", Josefina Barleta, một phụ nữ 69 tuổi, nói.

Barleta nói rằng bà cùng 4 người con và những đứa cháu muốn ở trên mái nhà hơn là tới những trung tâm sơ tán chật chội, nơi nước sạch là thứ xa xỉ.

Nesat và Nalgae là hai trong số những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Dải mưa của chúng bao phủ phần lớn diện tích đảo Luzon. Theo tính toán sơ bộ của giới chức, thiệt hại do bão Nesat gây nên đối với nông nghiệp và cơ sở hạ tầng tại Philippines vào khoảng 200 triệu USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News