Phim hoạt hình khắc họa chết chóc nhiều hơn phim người lớn

Một nghiên cứu mới phát hiện, phim hoạt hình dành cho trẻ em, loại phim thường được coi là trong sáng về hoàng gia và các con vật lông lá, thực tế “đầy rẫy các cảnh tượng chết chóc và giết hại”, thậm chí còn nhiều hơn những gì được khắc họa trong phim kinh dị dành cho người lớn.

“Một bộ phim có một con cá hề dễ thương, công chúa hay một con nai con xinh đẹp là nhân vật chính, không đồng nghĩa với việc bộ phim đó sẽ không có giết chóc và tội ác", Ian Colman, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Ottawa (Canada), người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh.

Ông Colman đã quyết định phân tích việc khắc họa cái chết trong phim hoạt hình sau khi nhận thấy, nhiều bộ phim hoạt hình ông xem cùng các con chứa đựng các cảnh bi thảm ấy.

Chẳng hạn như trong bộ phim hoạt hình "The Land Before Time" về khủng long, mẹ của các nhân vật chính bị một con khủng long bạo chúa tấn công dã man và giết hại chỉ trong 5 phút đầu tiên. Vào thời điểm đó, con gái của ông Colman bị kích động nghiêm trọng và yêu cầu ông ngừng chiếu phim.

Điều tương tự cũng diễn ra trong bộ phim hoạt hình "Finding Nemo", khi một con cá nhồng dữ tợn ăn ngấu nghiến mẹ của cá hề - nhân vật chính trong phim.

Ông Colman và các cộng sự đã nhận diện 45 bộ phim hoạt hình trẻ em có doanh thu phòng vé cao nhất, rồi ghi lại việc bộ phim diễn ra bao lâu thì các nhân vật chính chết, vai trò của chúng trong bộ phim và cách chúng bị mất mạng. Các bộ phim này, từ "Snow White and the Seven Dwarfs" năm 1937 tới "Frozen" năm 2013, đều được phân loại có thể công chiếu rộng rãi (G) hoặc cha mẹ nên có hướng dẫn cho con khi xem (PG).


Trẻ em có thể không hiểu rõ tính phức tạp của cái chết và phản ứng tiêu cực trước những cảnh chết chóc bạo lực trong phim hoạt hình. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Nhóm nghiên cứu không tính đến các phần tiếp theo của bộ phim, khi một nhân vật có thể đã chết ở tập phim đầu tiên. Họ cũng loại bỏ các bộ phim không có nhân vật là người hoặc động vật, vì trẻ em có thể không xem cái chết của các nhân vật là xe hơi, robot hay đồ chơi theo cùng cách như vậy.

Để so sánh, các nhà nghiên cứu đã đối chiếu mỗi bộ phim hoạt hình với 2 bộ phim dành cho người lớn có doanh thu phòng vé hàng đầu trong cùng năm, kể cả các bộ phim kinh dị có yếu tố siêu nhiên như "The Exorcism of Emily Rose", "What Lies Beneath" và các phim kinh dị như "Pulp Fiction" hay "Black Swan".

Họ phát hiện, các nhân vật trong phim hoạt hình có tuổi thọ kém. Trong đó, 2/3 số phim hoạt hình khắc họa cái chết, trong khi điều tương tự chỉ tồn tại ở khoảng 1/2 số phim dành cho người lớn. Trong phim hoạt hình, hầu hết các nhân vật mất mạng vì các cuộc tấn công của động vật hay ngã xuống từ những nơi rất cao, ví dụ như cửa sổ, trong khi nguyên nhân phổ biến dẫn đến cái chết trong các bộ phim khác là do đạn bắn, tai nạn xe hơi hoặc bệnh tật.

Dẫu vậy, không phải mọi cái chết đều mang tính ngẫu nhiên. Cụ thể là, các nhân vật hoạt hình có xu hướng bị sát hại nhiều gấp 2,8 lần so với các nhân vật trong phim dành cho người lớn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy, nhiều cái chết đó xảy ra với cha mẹ, biến các nhân vật chính thành trẻ mồ côi.

Tất nhiên, nhiều nhân vật xấu trong phim cuối cùng rồi cũng chết. Nhưng theo tiến sĩ Victor Strasburger, một giáo sư nhi khoa thuộc Trường Y, Đại học New Mexico và không tham gia nghiên cứu của ông Colman, trẻ nhỏ và thậm chí cả trẻ vị thành niên, có thể không hiểu được sự vĩnh cửu hay tính phức tạp của cái chết.

Do đó, chuyên gia này khuyến nghị, để tránh cho trẻ có cảm xúc hoặc phản ứng tiêu cực trong và sau khi xem phim hoạt hình, cha mẹ có thể tìm hiểu thông tin về bộ phim trên mạng hoặc tra cứu trên trang CommonSenseMedia.org, một tổ chức phi lợi nhuận phân loại các bộ phim dựa theo mức độ bạo lực, ngôn ngữ và lời nói gợi dục, trước khi cho trẻ xem phim.

Nhà nghiên cứu Coleman đề xuất thêm rằng, cha mẹ cũng có thể trấn an bọn trẻ bằng cách cùng xem phim với chúng. Bằng cách này, nếu gặp vấn đề gì khó tiếp nhận, bọn trẻ có thể hỏi và trò chuyện với bố mẹ về nó. Đây thực sự có thể là một trải nghiệm mang tính tích cực.

Tham khảo: Daily Mail.co.uk.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm

Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Đăng ngày: 11/02/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 07/02/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News