Phóng thành công vệ tinh Measat-3b của Malaysia

Vệ tinh mới nhất của Malaysia, Measat-3b đã được phóng thành công từ Sân bay vũ trụ của châu Âu tại Guiana thuộc Pháp, vào hồi 6 giờ 05 phút ngày 12/9 (giờ Malaysia).

Vệ tinh truyền thông trị giá 350 triệu USD được phóng vào vũ trụ, trong điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng, nhằm mục đích nâng cao năng lực vệ tinh của Hệ thống vệ tinh Measat của Malaysia (Measat Satellite System Sdn Bhd).


Theo dõi việc phóng vệ tinh Measat-3b. (Ảnh: The Star)

Đây là vệ tinh thứ sáu phóng lên quỹ đạo của Measat Satellite System Sdn Bhd, một đơn vị thành viên của Measat Global Bhd (Measat).

Measat-3b, sử dụng nền tảng Eurostar E3000, được thiết kế để cung cấp các bộ phát đáp băng tần 48 Ku nhằm hỗ trợ dịch vụ phát sóng DTH cho Malaysia, Ấn Độ, Indonesia và Australia.

Được đặt tại 91,5 độ Đông, Measat-3b sẽ có cùng vị trí với các vệ tinh Measat-3 và Measat-3a để tăng cường khu vực truyền hình DTH then chốt của Châu Á.

Vệ tinh MEASTA-3b có trọng lượng khoảng 5800kg tại thời điểm phóng, và được thiết kế với tuổi đời khoảng 15 năm.

Theo Giám đốc Measat Hanif Omar, Measat-3b là vệ tinh lớn nhất và hiện đại nhất của Malaysia cho tới thời điểm này. Đây là kết quả của hơn ba năm hợp tác giữa Measat, nhà chế tạo vệ tinh Airbus Defence and Space, và Arianespace.

Khoảng 200 triệu hộ gia đình trên khắp Malaysia, Ấn Độ, Indonesia và Australia có thể tiếp cận được các chương trình giải trí, thể thao và tin tức nhiều hơn và với chất lượng tốt hơn một khi Measat-3b đi vào hoạt động.

Measat cho biết, cho đến nay, 50% Measat-3b đã được các khách hàng ở Malaysia, Indonesia và Australia thuê dài hạn.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News