Phòng thí nghiệm 19 triệu USD có thể kiểm tra mọi thời tiết
Phòng thí nghiệm Energy House 2.0 có thể kiểm tra gần như mọi loại thời tiết, bao gồm bão tuyết, mưa bão và gió mạnh, để thử nghiệm hiệu suất của các sản phẩm về tiêu thụ năng lượng và tính chất bền vững của chúng.
Nhiệt kế ở dưới 0 độ C khi một trận tuyết lớn trút xuống hai ngôi nhà mới xây bên trong phòng thí nghiệm rộng lớn ở miền bắc nước Anh. Bất chấp điều kiện lạnh giá, hai ngôi nhà tiết kiệm năng lượng vẫn ấm áp nhờ sử dụng công nghệ sưởi và cách nhiệt tiên tiến. Đó là thí nghiệm khoa học Energy House 2.0 trị giá 19,2 triệu USD, được thiết kế để các nhà thầu xây dựng trên thế giới cắt giảm khí thải chứa carbon, tiết kiệm năng lượng và đối phó biến đổi khí hậu, Phys.org hôm 5/2 đưa tin.
Hai ngôi nhà trong phòng thí nghiệm Energy House 2.0. (Ảnh: AFP).
Dự án đặt ở một phòng thí nghiệm mô phỏng nhà kho khổng lồ ở sân Đại học Salford gần trung tâm Manchester, mở cửa vào tháng trước. Mưa, gió, ánh sáng Mặt Trời và tuyết có thể được tái tạo trong nhiệt độ ở khoảng -20 - 40 độ C, vận hành từ trung tâm điều khiển. "Những gì chúng tôi cố gắng đạt được ở đây là có thể mô phỏng điều kiện thời tiết mà khoảng 95% dân số trên Trái đất sẽ trải qua", giáo sư Will Swan, người đứng đầu phòng thí nghiệm nhà năng lượng ở trường đại học, cho biết.
Cơ sở bao gồm hai buồng có thể trải qua thời tiết khác nhau cùng lúc, sẽ kiểm tra các loại nhà ở trên khắp thế giới để tìm hiểu cách cung cấp nhà tiết kiệm năng lượng và không thải khí. Hai ngôi nhà theo kiểu Anh và do các công ty Anh xây dựng, sẽ ở nguyên tại chỗ vài năm. Những nhà thầu khác sau đó có thể thuê không gian trong phòng thí nghiệm để dựng công trình riêng của họ.
Ngôi nhà đầu tiên trong dự án được xây dựng bởi công ty bất động sản Barratt Developments ở Anh và công ty vật liệu Saint-Gobain ở Pháp. Công trình ốp gạch trang trí bên ngoài bộ khung làm từ gỗ và lớp cách nhiệt, với pin mặt trời ở trên mái.
Các nhà khoa học đang kiểm tra tính hiệu quả của một số loại hệ thống sưởi khác nhau, bao gồm bơm nhiệt nguồn khí. Trong phòng khách, mạch nước nóng nằm dọc chân tường. Đồng thời, nhiệt sưởi còn được cung cấp thông qua công nghệ hồng ngoại ở ván ép và từ tấm ốp tường. Các gương cũng đóng vai trò như bộ phát xạ hồng ngoại trong khi nhiều cảm biến theo dõi phòng nào đang được sử dụng.
Cư dân có thể quản lý công nghệ thông qua một hệ thống điều khiển tương tự giao diện Alexa kích hoạt bằng giọng nói của Amazon. Những nhà thầu ước tính công nghệ tiên tiến sẽ giúp chi phí năng lượng giảm chỉ bằng 1/4 so với mức trung bình các hộ gia đình ở Anh chi trả hiện nay. Đây sẽ là đóng góp quan trọng vào nỗ lực của Anh nhằm đạt mục tiêu không thải khí vào năm 2050 trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Với siêu phòng thí nghiệm mới, các nhà khoa học và công ty sẽ không cần phụ thuộc vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Họ có thể kiểm tra tất cả điều kiện thời tiết một năm trong một tuần. Mục tiêu cuối cùng của dự án là tạo ra môi trường thoải mái, tiết kiệm chi phí và khả thi về mặt thương mại, đồng thời giải quyết những vấn đề về tính bền vững trong xây dựng.

Trung Quốc xây đường hầm dẫn nước từ đập Tam Hiệp tới Bắc Kinh
Trung Quốc đã khởi động dự án đào đường hầm mới để đưa nước từ đập Tam Hiệp đến Bắc Kinh trong khuôn khổ kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trung Quốc xây dựng thành công lò phản ứng hạt nhân vũ trụ quy mô megawatt
Theo thông tin từ Space News công bố, lò phản ứng hạt nhân công suất lớn này do Học viện Khoa học Trung Quốc thiết kế, nó có thể tạo ra 1 megawatt điện để cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy tàu vũ trụ.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.
