Phong tục săn bắt bằng chim ưng của dân du mục: Quá trình huấn luyện chim tàn nhẫn đến mức nào?
Săn bắt bằng chim ưng là một trong những nét văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc cổ đại. Trong mắt họ, một con chim ưng đã thuần hóa dù có ngàn lạng vàng cũng không thể sánh bằng, bởi nó “như hai mà một” với người nuôi đã dày công mấy năm trời.
Ưng, hay còn gọi là chim cắt, không chỉ một loài chim cụ thể mà chỉ chung một nhóm chim ăn thịt, có mỏ và móng vuốt sắc nhọn, sải cánh siêu lớn và dài, thích tự do bay lượn và sà xuống săn mồi.
Lý do tại sao nó có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy. Việc thiết lập loại lòng tin này bắt đầu từ việc loại bỏ tính hoang dã của nó, quá trình này được người Trung Quốc xưa gọi là "ngao ưng".
Chim ưng có thể đi săn cùng con người là vì nó coi con người là đối tác đáng tin cậy.
Trong quá khứ, dân du mục thường sử dụng chim ưng để săn bắn, cũng là một phong tục cổ xưa bắt nguồn từ vùng Lưỡng Hà có từ ít nhất 2.000 năm TCN. Sau đó, nuôi chim ưng lan sang châu Âu và trở nên phổ biến trong giới quý tộc.
Với nhận thức ngày càng tăng về bảo vệ động vật, sau khi chim ăn thịt trở thành động vật được bảo vệ, thuần dưỡng chim ưng bắt đầu giảm dần.
Ngày nay trên thế giới có còn người đi săn bằng chim ưng không? Có, nhưng số lượng ngày càng ít.
Năm 2021, 18 quốc gia trên thế giới (trong đó có Hàn Quốc) đã liệt kê văn hóa nuôi chim ưng là "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại" của Liên hợp quốc. Tại Trung Quốc, nhiều khu vực cũng đã thành công trong việc đưa văn hóa nuôi chim ưng của địa phương vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ở Trung Quốc, mặc dù hầu hết tất cả các loài chim ăn thịt đều là động vật được bảo vệ cấp một hoặc cấp hai quốc gia, việc bắt và thuần dưỡng chim ưng là bất hợp pháp, nhưng để tiếp tục kế thừa văn hóa này, chim ưng có thể được huấn luyện sau khi đăng ký và xin giấy phép.
Những người nuôi chim ưng thường chọn con vật khác nhau tùy theo sở thích và vùng miền.
Loại chim ưng được yêu thích nhiều nhất là đại bàng vàng, diều hâu đuôi đỏ, diều hâu Harris, ưng ngỗng, chim cắt lớn và chim cắt Saker, cũng có người thích thuần hóa cú và chim săn mồi sống ở biển.
Có người lại thích thuần hóa cú.
Huấn luyện chim ưng
Cách thuần hóa chim ưng của mỗi người là khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia thành các bước sau: bắt chim, “ngao ưng” và huấn luyện săn mồi.
Nhìn chung có 2 cách để sở hữu một con chim ưng.
- Một là bắt đầu từ một con chim con 1-2 tuổi, họ leo lên vách đá để tìm tổ của chim ưng, dùng vải bọc lại chim con và mang về. Cách này vô cùng nguy hiểm vì có thể ngã từ vách đá cheo leo, hơn nữa còn bị chim ưng mẹ tấn công.
- Hai là bắt chim ưng ngoài hoang dã, thông thường đều là chim trưởng thành
Hai phương pháp này có ưu và nhược điểm riêng, chim ưng học cách săn mồi khi chúng được 1-2 tuổi, con người can thiệp vào thời điểm này, chim sẽ dễ dàng tiếp nhận con người và bị thuần hóa. Chim trưởng thành cần nhiều công sức và thời gian hơn để thuần hóa chúng vì bản tính hoang dã đã rất mạnh mẽ, nhưng ưu điểm lớn nhất của nó là sẽ có thể lực tốt hơn và kỹ năng săn mồi tốt hơn so với những con chim đã sống cùng người nuôi từ nhỏ.
Chim trưởng thành cần nhiều công sức và thời gian hơn để thuần hóa chúng.
Sau khi bắt được chim, mắt của nó sẽ bị bịt lại để giúp chúng giữ bình tĩnh, có nơi sẽ dùng khăn bịt mắt bằng da bò đặc biệt, có nơi lại tàn nhẫn hơn, trước đây, những người huấn luyện chim ưng Naxi (còn gọi là người Nạp Tây - một dân tộc cư trú chủ yếu ở đông nam vùng núi Himalaya ở tây bắc Vân Nam, cũng như tây nam Tứ Xuyên ở Trung Quốc), sẽ khâu mí mắt và "khai nhãn" cho nó trước khi bắt đầu quá trình “ngao ưng”.
Tiếp đến là “ngao ưng”, một cuộc đấu trí giữa con người và chim ưng. “Ngao ưng”, chính là tìm cách để chim ưng tiếp nhận con người, xem người là bạn để cùng hợp tác.
Có nhiều cách để thực hiện quá trình này, nhưng chỉ có một mục đích duy nhất, đó là làm hao mòn ý chí của chim ưng bằng cách khiến chúng không ăn, không uống, không ngủ, buộc nó phải tiếp nhận con người. Nói chung quá trình này mất 7 ngày, nhanh nhất là 3-4 ngày, chậm nhất là nửa tháng. Lúc này, chim ưng cũng không ngủ mà luôn ở bên cạnh người nuôi dưỡng, để nó nhận ra họ là chủ nhân càng sớm càng tốt.
"Ngao ứng" là một cuộc đấu trí giữa con người và chim ưng.
Người Naxi “ngao ưng” chủ yếu bằng cách đặt chim lên cánh tay đeo găng tay da bò. Họ sẽ đưa đại bàng đi lang thang khắp nơi, nơi có nhiều người, để nó thích nghi với sự tồn tại của con người.
Cũng là để chim ưng đứng lên cánh tay, nhưng người Kyrgyz (một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu ở phía Bắc của Trung Á, là dân tộc chính của Kyrgyzstan) dùng phương pháp tàn nhẫn hơn.
Đầu tiên, họ dùng ống sậy đổ đầy nước vào bụng chim (làm rỗng dạ dày), sau đó đặt đại bàng lên cánh tay, không cho nó ngủ trong 5 ngày 5 đêm liên tiếp.
Người Kyrgyz đặt đại bàng lên một dụng cụ đặc biệt. Trên mặt đất có hai thanh gỗ, nối với nhau bằng sợi dây thừng cho đại bàng đứng ở giữa.
Quá trình "ngao ưng" của người Kyrgyz.
Chim ưng đứng trên dây, người ta sẽ lắc liên tục sợi dây thừng hoặc thanh gỗ, mục đích là làm cho chim ưng đứng chênh vênh trong vài ngày liên tiếp, không được ngủ, không được ăn gì ngoài uống nước, để cho tỉnh táo, người ta dội một ít nước lạnh lên đầu chim ưng.
Chim sẽ không ăn thịt cho đến khi nó gục xuống vì kiệt sức và người nuôi dùng tay chạm vào nó. Nếu chim chịu ăn thịt từ tay người nuôi thì coi như quá trình “ngao ưng” thành công. Người Naxi gọi bước này là "khai thực".
Để giữ cho đại bàng ở trạng thái tốt nhất, người Naxi sẽ kiểm soát trọng lượng thông qua lượng thức ăn, còn người Kyrgyz sẽ kiểm soát trọng lượng của đại bàng bằng cách khiến chúng nôn mửa.
Sau bước “ngao ưng”, tức chim ưng đã tiếp nhận con người, quá trình huấn luyện săn mồi bắt đầu.
Quá trình huấn luyện “gọi chim” ban đầu có nghĩa là người nuôi sẽ đưa chim ưng về tự nhiên, chỉ cần người nuôi huýt sáo, chim ưng có thể từ xa bay trở lại và ăn thịt trong tay người nuôi.
Giai đoạn sau, cần huấn luyện cách săn mồi, bao gồm huấn luyện đại bàng làm quen với việc săn mồi với chó, bay đến bất cứ nơi nào người nuôi chỉ điểm, nhận dạng, đuổi bắt và bắt mồi sống...
Quá trình “ngao ưng” đã tàn nhẫn, huấn luyện chim ưng còn gian nan hơn.
Thời gian huấn luyện chim ưng rất dài, có thể mất vài năm, nếu bắt đầu nuôi chim từ khi còn nhỏ, có thể mất bốn năm để huấn luyện hoàn chỉnh. Trong quá trình huấn luyện chim ưng, người nuôi rất dễ bị thương.
Trên hết, quá trình này tốn rất nhiều tiền. Chi phí cụ thể khác nhau tùy theo loài chim và người nuôi, nhưng không hiếm trường hợp tổng chi phí vượt quá 10.000 USD (hơn 236 triệu đồng).
Quá trình huấn luyện chim rất gian nan.
Thả chim về bầu trời?
Theo phong tục nuôi chim ưng trong quá khứ, chim ưng và con người hợp tác săn mồi có thời hạn nhất định.
Sau nhiều năm, người Kyrgyz sẽ cho những con chim mà họ đã thuần hóa ăn thịt cừu và sau đó thả đi, vì bằng cách này, chim ưng mới có thể tự do sinh sản, con cháu của họ mới có thể tiếp tục phong tục cổ xưa này.
Người Naxi thường thả chim về rừng vào tháng 2, sau 1 năm sử dụng chim ưng là công cụ săn mồi. Họ tin rằng đây là cách thuần hóa ít ảnh hưởng nhất đến tự nhiên.
Ngày nay, chim ưng dần phát triển thành nuôi làm thú cưng, hoặc cung cấp cho khách du lịch chụp ảnh.
Chim ưng ngày nay đã trải qua những thay đổi to lớn, trước đây nó được dùng để săn mồi, hiện tại dần phát triển thành nuôi làm thú cưng, hoặc cung cấp cho khách du lịch chụp ảnh và thu phí, vì vậy, người Naxi chỉ cần 3 tháng để huấn luyện chim ưng.
Dù luật lệ là như vậy, nhưng vì lợi ích mà ngày càng có nhiều người nuôi chim ưng không còn theo truyền thống cũ, họ không muốn thả những con chim ưng đã được thuần hóa về tự nhiên, thậm chí có người còn trực tiếp bán chúng.
Vào năm 2010, ở Trung Quốc, một con ưng ngỗng chưa huấn luyện có thể được bán với giá 5.000 NDT (16,5 triệu đồng) và chim con đã thuần hóa có thể lên tới 10.000 đến 20.000 NDT (hơn 33-66 triệu đồng).