Phục hồi thành công áo giáp La Mã Lorica Squamata độc nhất vô nhị có niên đại 1.500 tuổi

Các chuyên gia mất đến 3 năm mới có thể khôi phục hình dạng ban đầu của chiếc áo giáp này.

Một mẫu áo giáp Lorica Squamata của quân đoàn La Mã duy nhất được biết đến, có niên đại khoảng 1500 năm tuổi, đã được khôi phục một cách tỉ mỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Dấu tích lịch sử quân sự đặc biệt này đã được khai quật ở Satala, nằm ở Gümüşhane vào năm 2020. Dự án trùng tu do Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ chủ trì, cho thấy nỗ lực phi thường trong việc bảo tồn và tìm hiểu di sản quân sự La Mã.

Phục hồi thành công áo giáp La Mã Lorica Squamata độc nhất vô nhị có niên đại 1.500 tuổi
Satala, căn cứ quân đoàn La Mã, được sử dụng bởi XVI Flavia Firma và XV Apollinaris, Cappadocia, là nơi khai quật áo giáp Lorica Squamata.

Sau khi được phát hiện, bộ giáp đã được khai thác vô cùng cẩn thận cùng sự hỗ trợ của Phòng thí nghiệm khu vực Ankara và được chuyển đến Phòng thí nghiệm bảo tồn và phục hồi khu vực Erzurum vào năm 2021.

Tại Đại học Atatürk ở Erzurum, bộ giáp đã trải qua các phân tích sâu rộng, bao gồm tia X và chụp cắt lớp, để ghi lại trạng thái ban đầu của nó khi vẫn còn nằm trong đất. Những nghiên cứu sơ bộ này rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phục hồi toàn diện.

Bộ Văn hóa và Du lịch đã tuyên bố rằng tác phẩm này thuộc thời kỳ La Mã muộn và là mẫu Lorica Squamata duy nhất được phát hiện. Loại áo giáp này, còn được gọi là "áo giáp vảy", chủ yếu được sử dụng bởi binh lính La Mã cấp cao như sĩ quan, nhạc sĩ, kỵ binh...

Phục hồi thành công áo giáp La Mã Lorica Squamata độc nhất vô nhị có niên đại 1.500 tuổi
Cấu tạo đặc biệt của áo giáp Lorica Squamata.

Lorica Squamata khác biệt đáng kể so với loại Lorica Segmentata nổi tiếng hơn. Trong khi Lorica Segmentata bao gồm các tấm lớn và cứng thì Lorica Squamata làm từ các vảy kim loại nhỏ chồng lên nhau được khâu vào vải hoặc da. Mỗi chiếc vảy, thường được chế tạo từ đồng hoặc sắt, có các lỗ nhỏ cho phép gắn bằng dây hoặc khâu thành các hàng chồng lên nhau. Thiết kế này tạo ra sự cân bằng giữa tính linh hoạt và khả năng bảo vệ, cho phép người mặc tự do di chuyển hơn. Tuy nhiên, nó cũng yêu cầu sự bảo trì tỉ mỉ để tránh rỉ sét, hư hỏng và tương đối nặng so với các loại áo giáp khác.

Phục hồi thành công áo giáp La Mã Lorica Squamata độc nhất vô nhị có niên đại 1.500 tuổi
Mặt trước và mặt sau của bộ giáp Lorica Squamata sau khi quá trình phục hồi hoàn tất.

Mặc dù có trọng lượng nặng và yêu cầu bảo trì thường xuyên, thiết kế của bộ giáp có tính thực tế và tuổi thọ cao. Những chiếc vảy bị hư hỏng có thể được thay thế riêng lẻ mà không phải loại bỏ toàn bộ mảnh, khiến nó trở thành một lựa chọn bền vững cho binh lính La Mã .

Bộ giáp được phát hiện gần như nguyên vẹn qua kiểm tra bằng tia X. Quá trình phục hồi bao gồm chụp ảnh micro-CT của ba tấm cạnh để xác định kích cỡ chính xác và đặc tính của chất liệu. Mỗi tấm được phân loại cẩn thận, bảo quản và cuối cùng được khôi phục lại hình dạng ban đầu. Sau hơn ba năm làm việc không mệt mỏi tại Phòng thí nghiệm Phục hồi và Bảo tồn Erzurum, các chuyên gia đã lắp ráp lại được áo giáp trên một ma-nơ-canh, khôi phục gần như trọn vẹn hình dáng ban đầu của nó.

Thành tựu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn khảo cổ học và sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà bảo tồn trong việc giữ gìn di sản chung của nhân loại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoa học giải mã mối liên hệ giữa khủng long và điểu sư huyền thoại

Khoa học giải mã mối liên hệ giữa khủng long và điểu sư huyền thoại

Điểu sư thực chất là con vật gì mà được coi là linh vật của nhiều nền văn minh cổ đại và tồn tại trong văn hóa đại chúng đến tận ngày nay?

Đăng ngày: 07/07/2024
Phát hiện mộ cổ Bắc Tề trong chuồng lợn: Câu chuyện về người nông dân,

Phát hiện mộ cổ Bắc Tề trong chuồng lợn: Câu chuyện về người nông dân, "kẻ trộm lợn" và những bí ẩn lịch sử

Vào năm 1989, tại một vùng quê nghèo ở Hà Bắc, Trung Quốc, một sự kiện kỳ lạ đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà khảo cổ học.

Đăng ngày: 06/07/2024
Điều gì làm loài voi ma mút biến mất trên Trái đất?

Điều gì làm loài voi ma mút biến mất trên Trái đất?

Khoảng 4.000 năm trước, con voi ma mút lông xù cuối cùng của Trái đất đã chết cô đơn trên một hòn đảo ở Bắc Băng Dương ngoài khơi Siberia (Nga).

Đăng ngày: 06/07/2024
Nghiên cứu mới giải mã lối sống của người Denisova tuyệt chủng

Nghiên cứu mới giải mã lối sống của người Denisova tuyệt chủng

Phân tích protein cổ xưa từ những mảnh xương được tìm thấy trong một hang động trên cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc hé lộ cách thức kiếm sống của người Denisova.

Đăng ngày: 06/07/2024
Tìm thấy sát thủ đầm lầy 280 triệu năm tuổi với cái đầu kì quái

Tìm thấy sát thủ đầm lầy 280 triệu năm tuổi với cái đầu kì quái

Các nhà nghiên cứu ở Namibia đã phát hiện ra hóa thạch của một sinh vật đầm lầy khổng lồ đã tuyệt chủng có hộp sọ hình bồn cầu có khả năng bẫy mồi tuyệt hảo.

Đăng ngày: 05/07/2024
20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

20 di chỉ bí ẩn tiết lộ về nền văn hóa nhân loại chưa từng biết

Những tác phẩm nghệ thuật từ nền văn hóa bí ẩn 4.000 năm trước đã được phát hiện hàng loạt tại Công viên quốc gia Canaima của Venezuela.

Đăng ngày: 04/07/2024
Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Phát hiện sốc về một loài người khác tiến hóa vượt bậc

Xã hội một loài người đã tuyệt chủng có thể " đi trước thời đại" so với chúng ta ở một số lĩnh vực, ví dụ y tế.

Đăng ngày: 02/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News