Phương pháp "đóng băng" lần đầu tiên được áp dụng ở người

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ sử dụng liệu pháp "đóng băng" (suspended animation) để cứu những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng.

Theo tạp chí New Scientist, bác sĩ Samuel Tisherman thuộc Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân vào trạng thái "đóng băng". "Chúng tôi có cảm giác rất kỳ dị khi lần đầu áp dụng phương pháp này", bác sĩ Tisherman kể.

Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc bị đâm dao.

Các bệnh nhân này thường mất hơn một nửa lượng máu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và bệnh nhân chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót.

Phương pháp đóng băng lần đầu tiên được áp dụng ở người
Liệu pháp "đóng băng" giúp các bác sĩ có thêm thời gian cứu sống người bệnh. (Ảnh: Engadget).

Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch máu của bệnh nhân, thay thế bằng "nước muối đông lạnh". Khi đó, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn.

Bệnh nhân rơi vào trạng thái chết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất máu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của bệnh nhân thay vì vài phút.

Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của bệnh nhân có thể bị thiếu hụt oxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ.

Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học. Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương.

Phương pháp đóng băng lần đầu tiên được áp dụng ở người
Nếu liệu pháp EPR được áp dụng rộng rãi, rất nhiều bệnh nhân sẽ được cứu sống. (Ảnh: New Scientist).

EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn.

EPR là công trình nghiên cứu lớn của bác sĩ Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư.

Do đó, bác sĩ Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách “đóng băng” bệnh nhân đã được áp dụng vào thực tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách tránh sốc tĩnh điện khi trời chuyển lạnh

Cách tránh sốc tĩnh điện khi trời chuyển lạnh

Bị sốc tĩnh điện trong những tháng đông lạnh giá là một sự cố thường xảy ra. Trang Lifehacker đã chỉ ra phương thức để phòng tránh vấn đề này.

Đăng ngày: 22/11/2019
Hội chứng kỳ lạ nhiều người mắc phải trong thời đại smartphone ngập tràn

Hội chứng kỳ lạ nhiều người mắc phải trong thời đại smartphone ngập tràn

Ngày nay, gần như ai cũng có smartphone, và điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy hơn bạn tưởng.

Đăng ngày: 21/11/2019
Thực phẩm hàng ngày tác động đến não như thế nào?

Thực phẩm hàng ngày tác động đến não như thế nào?

Sẽ như thế nào nếu ta hút hết chất lỏng trong não ra ngoài và xem xét thành phần dinh dưỡng của nó? Khi đó, phần lớn khối lượng của não là lipid (chất béo), phần còn lại là các protein, axit amin, các chất dinh dưỡng vi lượng và đường glucose.

Đăng ngày: 21/11/2019
Khoa học tìm ra phương pháp tránh thai đầu tiên cho nam giới

Khoa học tìm ra phương pháp tránh thai đầu tiên cho nam giới

Loại thuốc mới dành cho nam giới có dạng một mũi tiêm, tiêm thẳng vào bộ phận sinh dục của đàn ông, tác dụng tránh thai kéo dài tới 13 năm.

Đăng ngày: 21/11/2019
7 biến chứng thường gặp khi xăm mình

7 biến chứng thường gặp khi xăm mình

Bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết xăm hình tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đăng ngày: 21/11/2019
Hút cần làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi

Hút cần làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi

Theo kết luận mới đây của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), những người trẻ thường xuyên hút cần sa sẽ phải đối diện với nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều so với những người khác.

Đăng ngày: 20/11/2019

"Con nhộng" PillCam của người Do Thái: Camera nội soi ruột "tí hon", chi phí rẻ hơn nội soi thường

Ý tưởng được nêu ra ở đây là một chiếc camera và bộ phận phát sóng vô tuyến nhỏ gần bằng viên thuốc bổ sung vitamin (viên con nhộng) có thể "du hành" trong đường ruột và cung cấp hình ảnh bên trong hệ tiêu hóa.

Đăng ngày: 20/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News