Phương pháp mới giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh lao
Ngày 21/7, các nhà khoa học đã công bố một phương pháp mới kết hợp ba loại thuốc có hiệu quả lớn, rút ngắn thời gian điều trị từ hai năm xuống còn bốn tháng trong việc điều trị bệnh lao, đặc biệt đối với các biến chứng vi khuẩn lao kháng thuốc.
Kết quả được công bố tại Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 20 đang diễn ra tại thành phố Melbourne của Australia.
Các dòng vi khuẩn lao biến chứng kháng thuốc kháng sinh đang là một vấn đề đau đầu đối với giới y học, đặc biệt đối với những bệnh nhân nhiễm virus HIV/AIDS.
Theo các nhà khoa học, virus HIV/AIDS tấn công các tế bào miễn dịch CD4, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể. Trong khi đó, lao là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất ở các bệnh nhân HIV/AIDS.
Tiêm phòng vắcxin TB mới trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm tiêm vắcxin phòng lao (SATVI) cho trẻ em tại bệnh viện Brewelskloof ở Worcester, Nam Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ít nhất 30% trong số 35 triệu người nhiễm HIV/AIDS mang trong mình mầm bệnh lao. Những bệnh nhân đồng thời nhiễm lao và HIV/AIDS có nguy cơ phát bệnh lao gấp 30 lần những bệnh nhân nhiễm lao không có virus HIV. Năm 2012, khoảng 320.000 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tử vong do bệnh lao.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu các phương pháp điều trị mới, đặc biệt để điều trị các bệnh nhân được xác nhận không thể điều trị bằng các loại kháng sinh hiện có (hay còn gọi là bệnh nhân MDR).
Tiến sỹ Mel Spigelman, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học thực hiện công trình nghiên cứu các liệu pháp điều trị lao, cho biết họ đã tìm ra loại thuốc kết hợp, gọi là PaMZ, kết hợp hai loại thuốc chưa được cấp phép trong điều trị lao, gồm Pa-824 và moxifloxacin, với loại thuốc điều trị lao đang được sử dụng là pyrazinamide.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm PaMZ với 207 người tình nguyện ở Nam Phi. Trong số này, 20% nhiễm virus HIV/AIDS, 181 người nhạy cảm với các loại thuốc trong PaMZ và 26 người được xác định là bệnh nhân MDR.
Kết quả cho thấy 71% không còn vi khuẩn lao trong mẫu nước bọt sau hai tháng điều trị bằng thuốc PaMZ, trong khi với thời gian điều trị như trên chỉ có 38% bệnh nhân được xác định không còn vi khuẩn lao nếu sử dụng biện pháp điều trị truyền thống. Đối với các bệnh nhân MDR, thời gian điều trị rút ngắn từ hai năm với các biện pháp điều trị truyền thống xuống còn bốn tháng với PaMZ.
Điều này sẽ giúp giảm tới 90% chi phí điều trị tại một số nước vì các liệu pháp điều trị MDR rất phức tạp. Một lợi ích nữa của PaMZ là không ảnh hưởng đến biện pháp điều trị nhằm vô hiệu hóa virus HIV.
Giới khoa học đánh giá so với các biện pháp điều trị truyền thống, PaMZ có rất nhiều lợi thế như độ an toàn cao hơn, phương thức thực hiện đơn giản hơn và chi phí thấp hơn.
Với kết quả đột phá trên, Quỹ Từ thiện Bill & Melinda Gates sẽ tài trợ để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Australia cũng cam kết sẽ hỗ trợ phát triển các loại thuốc mới để điều trị bệnh lao trong khuôn khổ chương trình Đối tác Toàn cầu về các loại thuốc điều trị lao.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
