Phương tiện nào sẽ thay thế tàu con thoi NASA?

Sau khi chương trình tàu con thoi kết thúc, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chuyển hướng sang sử dụng tàu vũ trụ do các công ty tư nhân sản xuất để đưa hàng hóa và phi hành gia của Mỹ lên trạm không gian quốc tế (ISS) trong tương lai.

Dưới đây là một số tàu vũ trụ được kỳ vọng sẽ thay thế cho tàu con thoi của NASA:

1. Dream Chaser

Được phát triển bởi tập đoàn Sierra Nevada có trụ sở tại bang Colorado, Dream Chaser là 1 trong 5 tàu vũ trụ được NASA đầu tư với tổng trị giá lên tới 50 triệu USD, để thay thế cho chương trình tàu con thoi đã chấm dứt vào năm ngoái.

Tàu vũ trụ Dream Chaser có thể vận chuyển hàng hóa và 7 phi hành gia lên trạm ISS và trở về Trái đất an toàn. Một ưu điểm khác của tàu vũ trụ này là nó được thiết kế phóng bằng tên lửa Atlas - đã được NASA tin tưởng sử dụng từ năm 1957. Tháng trước, Sierra Nevada đã nhân thêm khoản đầu tư trị giá 213 triệu USD để tiếp tục phát triển dự án này.

Hiện tại, công ty Sierra Nevada đang phát triển phiên bản concept của Dream Chaser và đang được thử nghiệm về cấu trúc. NASA cho biết tàu vũ trụ Dream Chaser dự định sẽ thực hiện sứ mệnh bay thử nghiệm lên tầng quỹ đạo thấp của Trái đất vào giữa thập kỷ này.

2. Tàu vũ trụ không người lái Dragon

Tàu vũ trụ không người lái Dragon của công ty SpaceX đã kết nối thành công với Trạm không gian quốc tế vào ngày 25/5 vừa qua. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ tư nhân kết nối thành công với trạm ISS.

Ưu điểm nổi bật của tàu vũ trụ Dragon là thiết kế đơn giản và có thể sử dụng lại trong sứ mệnh tiếp theo. Mặc dù là tàu vũ trụ được tiết kế rất tối tân, nhưng Dragon vẫn đáp xuống mặt đất theo cách cổ điển giống với tàu vũ trụ Apollo trước đây.

3. Tàu vũ trụ có người lái Dragon

Song song với dự án tàu vũ trụ không người lái, công ty SpaceX cũng tiến hành phát triển phiên bản có người lái của tàu vũ trụ Dragon. Tháng 4 vừa qua, phiên bản có người lái đã được thử nghiệm thành công trên mặt đất với sức chứa lên tới 7 phi hành gia.

“SpaceX đã giành được những hợp đồng đưa hàng hóa lên ISS với độ tin cậy cao”, tiến sĩ David Brin, chuyên gia về khoa học vũ trụ tại trường đại học California (Mỹ), cho biết trên National Geographic. “Công ty này sẽ sớm đưa các phi hành gia lên ISS”.

4. CST-100

Không giống như tàu vũ trụ Dream Chaser của Sierra Nevada, tàu vũ CST-100 của Boeing không có cánh nên nó sẽ phải hạ cánh bằng túi khí giống như tàu vũ trụ Dragon. Mặc dù vậy, CST-100 được thiết kế chở được một phi hành đoàn gồm 7 thành viên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News