"Pin nước" rẻ hơn, có thể tái chế và không phát nổ

Bằng cách thay thế các chất điện phân hóa học nguy hiểm được sử dụng trong pin thông thường bằng nước, các nhà khoa học tạo ra loại "pin nước" có thể tái chế.


Nguyên mẫu pin kim loại - ion nước - (Ảnh: RMIT University).

Tên chính thức của "pin nước" pin kim loại - ion nước. Loại pin này sử dụng kim loại như magiê hoặc kẽm, rẻ hơn và ít độc hại hơn so với các vật liệu hiện đang được sử dụng trong các loại pin khác. 

Trong pin nước, chất điện ly là nước thêm một ít muối thay vì axit sulfuric hay muối lithium.

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách ngăn chặn hiện tượng đoản mạch của pin nước - xảy ra khi trong pin xuất hiện các sợi kim loại gọi là dendrite, bằng cách bọc cực âm của pin bằng kim loại bismuth để ngăn chặn sự hình thành dendrite.

Các thí nghiệm của nhóm nghiên cứu cho thấy phương pháp này cũng giúp pin nước nguyên mẫu hoạt động lâu hơn, duy trì hơn 85% công suất sau 500 chu kỳ sạc. 

Theo trang ScienceAlert ngày 5-3, cho đến nay nhóm đã phát triển các nguyên mẫu pin nước của các pin cỡ đồng xu dùng trong đồng hồ cũng như pin hình trụ tương tự pin AA hoặc AAA.

Trưởng nhóm nghiên cứu Tianyi Ma, nhà khoa học thuộc ĐH RMIT tại Melbourne (Úc), cho biết dù công nghệ mới khó có thể sớm thay thế pin lithium-ion nhưng với sự nghiên cứu và phát triển hơn nữa, pin nước có thể trở thành giải pháp thay thế an toàn trong vòng một thập kỷ hoặc hơn.

Pin lithium-ion, có mặt trong mọi món đồ điện tử từ laptop cho đến điện thoại hay xe máy và xe đạp điện, có thể bị nóng quá và bốc cháy trong một số trường hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News