"Pin" sống dưới lòng biển sâu

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại "pin sống" dưới đáy Thái Bình Dương, trong những vi khuẩn sống gần các ống thông thủy nhiệt.

Theo trang tin Science News, khi những vi sinh vật này “chén” các hóa chất độc hại được phun ra từ dưới đáy biển, chúng tạo ra những dòng điện chạy ngang qua thành của những cấu trúc tương tự ống khói mà chúng coi là “nhà”.

Pin sống dưới lòng biển sâu

“Lượng điện do các vi khuẩn này sinh ra khá khiêm tốn. Nhưng về mặt kỹ thuật bạn có thể sản xuất điện liên tục”, chuyên gia sinh học kiêm kỹ sư Peter Girguis thuộc Đại học Harvard (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Ông Girguis đã trình bày những phát hiện của mình tại một hội nghị của Hội Địa Vật lý Mỹ mới đây tại thành phố San Francisco, Mỹ.

Trong bài báo cáo, ông cho biết đã cùng các cộng sự đo được dòng điện bằng cách chèn một điện cực vào thành một “ống khói tự nhiên” nằm sâu 2.200m dưới đáy biển tại dãy Juan de Fuca ngoài khơi bờ biển tây bắc Thái Bình Dương.

Để tìm hiểu thêm về nguồn điện, các nhà nghiên cứu đã thiết kế ống khói nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Một ống mô phỏng bên trong ống khói chứa đầy khí hydrogen sulfide đã hòa tan, vốn có mùi như trứng thối nhưng lại là “món ngon” cho các vi khuẩn. Ống thứ hai, ở bên ngoài ống khói, chỉ chứa nước biển.

Các nhà khoa học đã nuôi các vi khuẩn trên một miếng pyrite, một loại khoáng chất được tìm thấy trong các ống khói tự nhiên, nối liền hai ống. Dòng điện mà các vi khuẩn sản sinh trong miếng pyrite mạnh lên khi chúng được cung cấp thêm thức ăn.

Ông Girguis tin rằng quá trình này cho phép các vi khuẩn tiếp xúc với ô-xy trong nước biển bên ngoài ống khói. Nói một cách khác, việc tạo ra dòng điện thực sự là tác nhân cho phép các vi khuẩn “thở”. “Phát hiện này đã làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về cơ chế chuyển hóa ở các ống thông thủy nhiệt”, ông nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó trong tương lai, những “pin sống” nói trên có thể được sử dụng để cung cấp điện cho các trạm nghiên cứu hoặc thiết bị cảm biến khoa học dưới lòng biển sâu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News