Piracetam là thuốc gì?

Thuốc Piracetam là thuốc được biết đến nhiều trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não và một số bệnh khác. Nhưng trên thực tế loại thuốc này còn bị lạm dụng với mục đích cải thiện nhận thức, tăng trí nhớ. Vậy cần hiểu và dùng đúng về loại thuốc này như thế nào?

Thuốc Piracetam: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Tác dụng của thuốc piracetam

Thuốc piracetam tác động đến não và hệ thần kinh trung ương và bảo vệ hệ não bộ khỏi tình trạng thiếu hụt oxy. Piracetam được dùng phối hợp với một số thuốc khác để trị tình trạng giật rung cơ.

Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc này để điều trị triệu chứng rối loạn trí nhớ hoặc rối loạn trí tuệ khi chưa được chẩn đoán suy giảm trí nhớ.

Hiện nay, piracetam có trong hai dòng thuốc Piracetam 400mg và Piracetam 800mg.

Bạn uống thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bao gồm:

  • Bạn nuốt nguyên viên với một cốc nước;
  • Bạn không được bẻ, nhai viên nén vì nó hơi đắng;
  • Nếu bạn không thể sử dụng thuốc dạng viên nén, bạn hãy nói với bác sĩ để được kê dạng dung dịch.

Bảo quản thuốc piracetam

Piracetam là thuốc gì?
Thuốc Piracetam 400mg.

Bạn nên bảo quản thuốc piracetam ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Liều dùng cho người lớn

  • Liều thông thường cho người lớn để chống có rút vỏ não: Bạn uống 7,2 g mỗi ngày, chia làm 2-3 liều, tăng liều thêm 4,8 g mỗi ngày sau mỗi 3-4 ngày, liều tối đa 20 g mỗi ngày.
  • Liều thông thường cho người lớn để tăng cường nhận thức trong suy vỏ não: Bạn uống 2,4 g mỗi ngày, chia thành 2-3 liều. Bạn có thể dùng liều 4,8 g mỗi ngày nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng.

Liều dùng cho trẻ em

Hiệu quả và an toàn của thuốc chưa được thiết lập ở trẻ em. Tuy nhiên, thuốc này có thể không an toàn cho trẻ em. Bạn cần phải hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi sử dụng thuốc này cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng piracetam:

  • Phản ứng dị ứng, khó thở, sưng và sốt;
  • Xuất huyết dưới da do cơ chế cục máu đông;
  • Ảo giác, khó giữ thằng bằng hoặc mất thăng bằng khi đứng, lo lắng, bồn chồn, hoang mang, bối rối, mất ngủ, trầm cảm;
  • Yếu người, chóng mặt;
  • Tăng cân, đau dạ dày, tiêu chảy;
  • Cảm thấy bị ốm, đau đầu, sưng da thường vùng da xung quanh mặt, ban da, ngứa.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập.

Lưu ý trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc piracetam, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn vừa mới cai nghiện thuốc lá;
  • Suy giảm chức năng thận;
  • Rối loạn tim mạch;
  • Rối loạn cầm máu;
  • Bạn vừa có phẫu thuật trong thời gian gần đây hoặc chuẩn bị phẫu thuật;
  • Người lớn tuổi.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Chức năng thận không bình thường;
  • Bạn đã từng có vấn đề xuất huyết;
  • Bạn mắc bệnh Huntington.

Trường hợp khẩn cấp/dùng quá liều

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Lưu ý: Những thông tin về các loại thuốc, biệt dược được đăng tải ở chuyên mục Tủ thuốc gia đình trên Website Khoahoc.tv chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị bất kỳ loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe của bạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hội yêu mèo nhưng lại bị dị ứng đã có cứu tinh mang tên Hypocat

Hội yêu mèo nhưng lại bị dị ứng đã có cứu tinh mang tên Hypocat

Thấu hiểu nỗi "thống khổ" mà những người yêu mèo phải chịu đựng, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra loại vaccine giải quyết vấn đề này.

Đăng ngày: 22/08/2019
“Cày” phim dài tập không hề tốt, thậm chí có thể gây hại cho não bộ?

“Cày” phim dài tập không hề tốt, thậm chí có thể gây hại cho não bộ?

Một nhà thần kinh học người Mỹ nhận định, việc “cày” các bộ phim dài tập hàng ngày có thể gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe của một người, đặc biệt là não bộ.

Đăng ngày: 22/08/2019
Nổi hạch ở cổ bên trái cảnh báo mắc bệnh gì?

Nổi hạch ở cổ bên trái cảnh báo mắc bệnh gì?

Nếu thấy nổi hạch ở cổ bên trái đột ngột, nhiều khả năng nó có thể ngầm cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư, u nang hay nhiễm trùng ...

Đăng ngày: 22/08/2019
Tại sao bánh trung thu hết hạn vẫn không nấm mốc?

Tại sao bánh trung thu hết hạn vẫn không nấm mốc?

Nhiều bánh trung thu đã hết hạn nhưng do bao bì còn nguyên, gói hút oxy đủ khả năng giữ môi trường yếm khí nên nấm mốc không phát triển.

Đăng ngày: 22/08/2019
Uống acnotin bao lâu thì hết mụn? Acnotin có những loại nào?

Uống acnotin bao lâu thì hết mụn? Acnotin có những loại nào?

Acnotin là một loại thuốc trị mụn khá mới trên thị trường. Hiện sản phẩm này được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận và dành những lời khen rất tích cực.

Đăng ngày: 21/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News