Qua bẫy ảnh phát hiện một số loài động vật quý hiếm ở Vườn quốc gia Hoàng Liên
Thông qua bẫy ảnh, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã phát hiện một số loài động vật cực kỳ nguy cấp như gà lôi tía; một số loài nguy cấp, sắp nguy cấp như: cầy vằn bắc, cầy vòi mốc, gà so núi.
Theo thông tin của Vườn quốc gia Hoàng Liên, thực hiện Chương trình “Điều tra, đánh giá các loài thú tại Vườn quốc gia Hoàng Liên”, từ tháng 4 - 10/2024, Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên (Vườn quốc gia Hoàng Liên) đã thực hiện lắp đặt 20 máy bẫy ảnh trên 3 tuyến điều tra.
Cán bộ Trung tâm du lịch và bảo tồn sinh vật Hoàng Liên (Vườn quốc gia Hoàng Liên) thực hiện đặt bẫy ảnh tại tuyến điều tra. (Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên).
Các điểm bẫy ảnh được thiết lập theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng chủ yếu các loài cây dẻ, sồi, vối thuốc,… mọc xen lẫn với các loài cây vầu, trúc, sặt, các loài cây bụi thảm tươi như cỏ gianh, ràng ràng, dương xỉ, cói.
Hình ảnh Gà lôi tía (Tragopan temminckii (Gray, 1831). (Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên).
Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500m và được gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40cm so với mặt đất, nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu.
Hình ảnh Cầy vòi mốc (Paguma larvata). (Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên).
Kết quả thu được trên tuy chưa thể hiện hết hình ảnh đa dạng các loài động vật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) nhưng phần nào cho thấy sự xuất hiện một số loài động vật hiếm gặp tại đây, chứng tỏ công tác quản lý bảo vệ rừng đã và đang thực hiện tốt.
Hình ảnh Gà so núi (Bambusicola spp). (Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên).
Với kết quả lần đầu tiên được thực hiện cho thấy Vườn quốc gia Hoàng Liên đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo, có tiềm năng du lịch sinh thái, cần được tăng cường bảo vệ và giám sát đa dạng sinh học.
Hình ảnh Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoni). (Ảnh: Vườn quốc gia Hoàng Liên).
Kế hoạch trong thời gian tới, Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên trực thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên sẽ phối hợp với các đơn vị tiếp tục lắp đặt máy bẫy ảnh ở nhiều sinh cảnh khác nhau nhằm điều tra, đánh giá một số loài thú cụ thể tại vườn quốc gia này.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
