Quá phụ thuộc vào smartphone dẫn đến lười suy nghĩ

Thay vì sử dụng điện thoại thông minh để giải quyết nhu cầu cá nhân, con người đang phụ thuộc vào chúng khi suy nghĩ.

>> Nomophobia - Hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại

"Những cá nhân không sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận thường phụ thuộc vào Internet từ smartphone (điện thoại thông minh) của họ", nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học thuộc Đại học Waterloo, Canada được đăng trên Computers in Human Behavior cho hay.

Nghiên cứu gợi ý rằng những người tư duy trực giác khi dùng smartphone, thường dùng công cụ tìm kiếm của thiết bị thay vì năng lực não bộ. Smartphone khiến họ đã lười càng lười hơn. "Họ có thể tìm thông tin mà thực ra họ biết hoặc có thể dễ dàng biết, nhưng không tự nguyện, thực sự cố gắng nghĩ về nó", Gordon Pennycook, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.


Nghiên cứu mới chỉ ra rằng sự tiện lợi của smartphone khiến người dùng lười suy nghĩ. (Ảnh: Fotolia)

Trong ba nghiên cứu với sự tham gia của 660 người, các nhà khoa học xem xét nhiều biện pháp tính toán, bao gồm phong cách nhận thức khác nhau, từ trực giác tới tư duy phân tích, cùng các kỹ năng làm toán, ngôn ngữ. Sau đó, họ xem xét thói quen sử dụng điện thoại của người tham gia.

Những người tham gia nghiên cứu thể hiện kỹ năng nhận thức mạnh hơn, sẵn sàng tư duy phân tích hơn lại dành ít thời gian hơn với công cụ tìm kiếm trên smartphone của họ. "Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ mối liên hệ giữa việc sử dụng smartphone quá nhiều và sự suy giảm trí thông minh", Pennycook nói. "Liệu smartphone có thực sự làm giảm trí thông minh hay không vẫn là câu hỏi ngỏ cần nghiên cứu thêm".

Theo dự đoán năm ngoái, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ trong năm 2016. Nói một cách khác, hơn 1/4 dân số thế giới sử dụng điện thoại thông minh. Con số này sẽ tăng lên trên 2,56 tỷ, tương đương 1/3 dân số thế giới vào năm 2018.

Một lượng lớn điện thoại thông minh sẽ gia tăng ở Trung Quốc, quốc gia có hơn 500 triệu người dùng tại thời điểm hiện tại. Con số này được dự đoán tăng lên hơn 700 triệu vào năm 2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News