Quá trình dịch chuyển của mảng kiến tạo trong một tỷ năm

Các nhà nghiên cứu dựng mô phỏng mới hé lộ sự thay đổi diện mạo Trái đất suốt thời gian một tỷ năm khi những mảng kiến tạo không ngừng dịch chuyển.

Khác với mọi hành tinh đá còn lại trong Hệ Mặt trời, bề mặt Trái đất giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ với các mảnh thường xuyên dịch chuyển. Mỗi hình ghép là một mảng kiến tạo tạo nên lớp vỏ hành tinh và lớp manti mềm ẩm nhưng không kém phần cứng chắc ở bên dưới. Những mảng kiến tạo này di chuyển ở tốc độ tương đương ngón tay mọc, đâm vào, xô đẩy, chìm xuống hoặc đè lên nhau, hình thành diện mạo Trái đất.


Bề mặt Trái đất giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ với các mảnh thường xuyên dịch chuyển.

Cách đây nửa thế kỷ, giả thuyết mảng kiến tạo được cộng đồng khoa học đón nhận với sự hoài nghi. Hiện nay, trong bài báo công bố trên tạp chí Earth-Science Reviews, các nhà khoa học có thể tái tạo chính xác hành trình của mảng kiến tạo Trái đất trong lịch sử một tỷ năm qua.

Những mô hình máy tính trước đây chỉ dựng lại chuyển động của lục địa, cho thấy chúng trôi dạt trên nền đại dương xanh một cách kém sống động. Lần này, các nhà nghiên cứu thử cách tiếp cận mới. Họ kết hợp dữ liệu từ trường, thông tin hé lộ vị trí của đất đá so với cực từ hàng triệu năm trước, cùng dữ liệu địa lý mô tả cách mảng kiến tạo tương tác dọc theo ranh giới của chúng. Kết quả là một mô phỏng với độ tin cậy cao, hiển thị sự xê dịch của toàn bộ mảng kiến tạo, bao gồm lục địa và đại dương cũng như quá trình chúng tương tác với nhau.

Trong thập kỷ qua, giới nghiên cứu từng thực hiện quá trình phục dựng tương tự nhưng với khung thời gian địa chất còn hạn chế. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học dựng mô phỏng trong thời gian liên tục bằng 1/5 lịch sử Trái đất. Nghiên cứu này có tầm quan trọng lớn với các nhà địa khoa học, bởi mảng kiến tạo kiểm soát hoặc ảnh hưởng tới mọi thứ xảy ra trên Trái đất. Quá trình tạo nên những ngọn núi, lục địa và đại dương, quyết định sự phân bố của sự sống, chôn vùi và phun trào carbon, điều phối khí hậu Trái đất về lâu dài, theo Andrew Merdith, nhà địa khoa học ở Đại học Claude Bernard, Lyon 1, trưởng nhóm nghiên cứu.


Đồ họa mô tả quá trình dịch chuyển của mảng kiến tạo. (Video: Earth-Science Reviews).

Loading...
TIN CŨ HƠN
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/04/2025
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News