Quá trình tàu vũ trụ phóng lên quỹ đạo nhìn từ không gian

Cảnh tượng tàu vũ trụ Nga mang theo hơn 2.500 kg hàng hóa rời khỏi Trái Đất được phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại.

Phi hành gia Alexander Gerst từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ghi lại cảnh tượng tên lửa Soyuz đưa tàu vũ trụ chở hàng của Nga, Progress MS-10 hay Progress 71, bay lên không gian hôm 16/11, theo Space. Anh là chỉ huy phi hành đoàn Expedition 57 đang sống và làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).


Quá trình phóng tàu trong video tương đương khoảng 15 phút ở thời gian thực.

Gerst đặt camera để chụp nhiều bức ảnh ngắt quãng qua ô kính của trạm ISS. Các bức ảnh được ghép lại thành video time-lapse với thời gian tua nhanh gấp 8-16 lần tốc độ bình thường. Quá trình phóng tàu trong video tương đương khoảng 15 phút ở thời gian thực.

Video cho thấy ánh sáng của tên lửa khi bay lên và các lần tách tầng ở giây thứ 7 và 19. Giây thứ 34, tầng thứ nhất của tên lửa bốc cháy khi rơi trở lại khí quyển. Ngay sau đó, tàu Progress 71 tách khỏi tên lửa và tiến vào quỹ đạo, chuẩn bị tiếp cận trạm ISS. Cuối video, tàu vũ trụ trở thành một điểm sáng trên trời trong khi Trái Đất vẫn quay bên dưới.

Progress 71 đã mang thành công 2.564kg hàng hóa lên trạm ISS hôm 18/11. Con tàu được phóng từ trạm không gian Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan. Lần phóng tiếp theo tại đây, dự kiến diễn ra ngày 3/12, sẽ đưa phi hành đoàn Expedition 58 gồm ba người lên trạm ISS.

Alexander Gerst, Serena Auñón-Chancellor từ NASA và Sergey Prokopyev từ Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) bắt đầu làm việc trên trạm ISS ngày 8/6. Theo kế hoạch, nhóm này sẽ được bổ sung hai phi hành gia vào tháng trước. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại do vụ phóng ngày 11/10 gặp sự cố.

Nga đã nhanh chóng điều tra sự việc và sắp xếp đưa phi hành đoàn Expedition 58 lên sớm hơn ba tuần, duy trì hoạt động liên tục của con người trên trạm ISS. Nhóm của Gerst dự kiến trở về Trái đất ngày 20/12.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News