Quá trình tiến hóa đã ban cho chó đôi mắt long lanh, để giờ chúng "làm nũng" chúng ta thế này đây!
Bạn có bao giờ tò mò tại sao loài chó mỗi khi xin ăn mắt chúng lại long lanh như vậy không? hay khi chúng buồn, chỉ cần nhìn vào mắt của chúng là ta có thể biết được?
Một nghiên cứu cho thấy trong quá trình thuần hóa loài chó từ 15.000 năm trước, chúng đã tự tiến hóa để phát triển một khả năng giao tiếp mới đó là giao tiếp thông qua đôi mắt.
Bridget Waller, một nhà tâm lý học tiến hóa tại Đại học Portsmouth, cho biết: "Chuyển động cơ mắt làm cho mắt của con chó trông to hơn, giống với đôi mắt của một đứa trẻ. Nó cũng có thể bắt chước biểu hiện của đôi mắt con người khi buồn".
Cụ thể, ở loài chó phát triển một số cơ bắp trên khuôn mặt để có thể nâng cao được lông mày lên khiến cho đôi mắt của chúng trông to hơn và đôi lúc cũng có thể long lanh như ánh mắt của những đứa trẻ hoặc tạo ra những ánh nhìn tương tự như ở con người tạo ra mỗi khi buồn.
Kaminski nói: "Chúng tôi đã nghiên cứu hành vi của chó và sói khi tiếp xúc với môi trường của con người, trong hai phút, lông mày bên trong của chó nhô cao hơn sói và cơ mặt của chúng cũng hoạt động với cường độ cao hơn".
Các nhà nghiên cứu sau khi giải phẫu cơ thể của 6 chú chó thuộc 6 giống khác nhau nhưng đều được con người nuôi và đã chết vì tuổi già, họ phát hiện ra rằng cả 6 chú chó này đều có một nhóm cơ trên khuôn mặt mang tên levator anguli oculi medialis, nhóm cơ này cho phép chúng điều khiển được lông mày của mình.
Duquesne - Nhà giải phẫu học đại học Anne Burrows cho biết: "Chuyển động lông mày của chó được điều khiển bởi cơ bắp và cơ bắp này không tồn tại ở người họ hàng gần nhất của chúng là những con sói".
Đồng thời, nhóm nghiên cứu này cũng tiến hành giải phẫu cơ thể của 4 con sói hoang dã phát hiện ra rằng những con sói không hề tồn tại nhóm cơ này trên những khuôn mặt.
Nhóm cơ quanh mắt của chó đã giúp chúng có có thể điều khiển được lông mày, trong khi loài sói thì không có nhóm cơ đó.
Đồng tác giả của nghiên cứu, nhà tâm lý học hành vi Juliane Kaminski tại Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh cho biết một thay đổi nhỏ của cơ mặt quanh mắt cho phép mắt của những con chó trông to hơn, điều này sẽ khơi gợi cảm giác muốn nuôi dưỡng từ con người.
Đồng thời cô cùng cho rằng, nếu không được con người nuôi dưỡng thì không bao giờ lông mày của chó có thể cử động, vì trong quá trình giao tiếp của loài chó với đồng loại, lông mày của chúng không hề có tác dụng gì.
Kaminski trong những cuộc nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, loài chó có thể hiểu được cử chỉ của con người thậm chí chỉ là qua ánh mắt tốt hơn rất nhiều so với các loài động vật khác.
Chỉ với việc tiến hóa một nhóm cơ gần như không quan trọng này, mà những chú chó nhà đã có khả năng giao tiếp và thể hiện biểu cảm khuôn mặt với loài người.
Nhóm nghiên cứu cho biết giải phẫu cơ bắp cho thấy nhóm cơ này thường phát triển rất chậm, vì vậy đây dường như là một thay đổi rất lớn trong hàng chục nghìn năm tiến hóa của loài chó.
Họ tin rằng lý do là ảnh hưởng tích cực của biểu cảm khuôn mặt chó khi tương tác với con người.
Khi con chó của bạn muốn một cái gì đó, nhất là khi xin ăn, nó sẽ thể hiện một biểu hiện hết sức đáng thương thông qua đôi mắt.
Phát hiện về nhóm cơ làm tăng khả năng biểu cảm thông qua đôi mắt của chó về bản chất, đây không phải là kết quả có chủ đích của quá trình lai tạo, chọn lọc của quá trình thuần hóa.
Một nghiên về sự thuần hóa loài cáo bạc đã chứng minh rằng có một số đặc điểm của chúng tự hình thành mà không phải do chủ đích của con người như tai của chúng mềm đi, đuôi xoăn và xuất hiện màu lông đốm.
Để trả lời cho câu hỏi này, tới nay vẫn chưa nhà khoa học nào có thể giải thích được, đây tạm được gọi là hội chứng thuần hóa và có thể việc sản sinh ra nhóm cơ trên khuôn mặt của chó cũng là sản phẩm của hội chứng này.