Quái vật 6m mặt chó, mình thằn lằn hiện hình ở vương quốc xác ướp
Quái vật vừa được khai quật là phần đốt sống cổ được bảo quản cực kỳ tốt của một con abelisaurid ceratosaur cỡ trung bình, một loài thuộc nhóm theropod - tức "khủng long chân thú" - một nhóm khủng long lớn mà thằn lằn bạo chúa T-rex là đại diện nổi tiếng nhất.
Sinh vật sở hữu đốt sống hóa thạch sống cách đây khoảng 98 triệu năm, có khuôn mặt giống chó mặt xệ, răng nhỏ, cánh tay nhỏ và chiều dài 6m.
Mô tả về "thế giới quái vật" Bahariya - (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie)
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Belal Salem từ Đại học Bang Ohio - Mỹ, hóa thạch quái vật mới đại diện cho hóa thạch abelisaurid đầu tiên được xác nhận từ Hệ tầng Bahariya và là hồ sơ lâu đời nhất về abelisaurid từ Ai Cập và đông bắc châu Phi nói chung.
Vì thế, phát hiện này đặc biệt quý giá và góp phần giúp các nhà khoa học tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về thế giới quái thú Bahariya. Hệ tầng Bahariya thuộc Ốc đảo Bahariya ở sa mạc phía Tây của Ai Cập, từng là một trong những nơi nguy hiểm nhất địa cầu bởi có quá nhiều loài thú săn mồi hung tợn cùng sinh sống và tàn sát lẫn nhau.
Abelisaurid ceratosaurs là một trong những loài khủng long chân thú thân trung bình đến lớn và phổ biến nhất về mặt địa lý trong suốt kỷ Phấn Trắng ở Nam bán cầu.
Chúng chiếm giữ các hốc sinh thái của loài ăn thịt ở Nam Mỹ, lục địa Châu Phi, vùng Indo-Madagascar, Châu Âu và có thể cả Úc. Tuy nhiên, chỉ có những bằng chứng rất rời rạc về abelisaurids mới được đưa ra ánh sáng từ Ai Cập và đông bắc châu Phi nói chung.
Các phát hiện vừa được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
- Top 8 sự thật thú vị về các điểm đến tự nhiên ở Mỹ
- Top 8 thành phố ít người sống nhất thế giới
- Người Inca "chăm" nạn nhân hiến tế đặc biệt thế nào?