Quái vật biển khổng lồ dài 17 mét tiết lộ bí mật về "tiến hóa thần kỳ"
Một con quái vật biển sống trong thời kỳ đầu của khủng long có kích thước lớn đến không ngờ, đã tiết lộ những bí mật về mặt tiến hóa.
Thời cổ đại, nhiều sinh vật trên cạn và cả dưới nước chọn cách tiến hóa với kích thước ngày một to lớn hơn để tránh trở thành "con mồi", cũng như sinh tồn hiệu quả hơn với nguồn thức ăn phong phú.
Hình ảnh mô tả về quái vật biển ichthyosaurs. (Ảnh: National Geographic)
Nghiên cứu mới đây từ các nhà khảo cổ khẳng định rằng những loài bò sát biển có hình dạng giống cá đã phát triển thành kích thước khổng lồ trong khoảng thời gian chỉ vỏn vẹn 2,5 triệu năm. Để so sánh, loài cá voi phải mất khoảng 90% thời gian trong lịch sử 55 triệu năm tồn tại của chúng để đạt được kích thước khổng lồ như loài ichthyosaurs (một phân họ của bò sát biển) đã làm được.
"Loài ichthyosaurs tiến hóa nhanh hơn nhiều so với cá voi, trong thời điểm mà thế giới đang phục hồi sau cuộc tuyệt chủng tàn khốc vào cuối kỷ Permi", Lars Schmitz - nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Scripps cho biết.
"Đó là một tia hy vọng tốt đẹp và là dấu hiệu cho thấy khả năng phục hồi của sự sống - nếu điều kiện môi trường phù hợp, quá trình tiến hóa có thể diễn ra rất nhanh và sự sống có thể hồi phục".
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên chú ý đến hóa thạch của một con ichthyosaur cổ đại được phát hiện vào năm 1998, tại dãy núi Augusta, tây bắc Nevada (Mỹ).
Nhưng phải đến năm 2015, với sự trợ giúp của máy bay trực thăng chuyên dụng, họ mới có thể khai quật toàn bộ hóa thạch còn sót lại bao gồm hộp sọ, vai... và vận chuyển đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, nơi nó được phân tích.
Kích thước hộp sọ của loài bò sát cổ đại C. youngorum so với một người trưởng thành. (Ảnh: AP).
Theo một nghiên cứu được công bố hôm 23/12 trên tạp chí Khoa học, nhóm đã đặt tên loài mới này là Cymbospondylus youngorum (C. youngorum).
Chúng thuộc phân họ bò sát biển hàm lớn, sống cách đây 247 triệu năm trong kỷ Trias, với đặc điểm cơ thể thuôn dài và các chi biến đổi thành vây và một cái đuôi.
Có rất nhiều loài vật khổng lồ sống trong thời đại khủng long, nhưng C. youngorum nổi bật vì một số lý do. Điển hình như chúng là sinh vật to lớn hiếm hoi, còn sống sót khoảng 5 triệu năm sau khi xảy ra sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách đây 252 triệu năm vào cuối kỷ Permi, vốn giết chết khoảng 90% số loài trên Trái đất.
Theo các nghiên cứu, phải mất khoảng 9 triệu năm để sự sống trên Trái đất phục hồi sau sự kiện tuyệt chủng nêu trên. Tuy nhiên bằng một cách nào đó, loài C. youngorum vẫn sống sót và phát triển cực mạnh.
C. youngorum sống sót và phát triển thần kỳ sau hậu tuyệt chủng.
Một giả thuyết được đặt ra, là đã có một sự bùng nổ đa dạng hóa các loài nhuyễn thể biển được gọi là ammonoids trong vòng 1 triệu - 3 triệu năm sau khi sự kiện tuyệt chủng hàng diễn ra.
Chính những loài này đã trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho C. youngorum, cũng như loài cá voi hiện đại. Tuy nhiên, cách thức tiến hóa và phát triển của chúng là khác nhau.
"Hóa thạch mới cho thấy sự tiến hóa ấn tượng với kích thước khổng lồ ở loài ichthyosaurs. Ngược lại, cá voi dường như theo một con đường khác để đến với kích thước của chúng như hiện nay, nhưng không nhanh bằng", Schmitz đánh giá.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
