Quan sát lỗ đen, kính viễn vọng bất ngờ bị "dội bom" bởi hiện tượng lạ
Một hiện tượng kỳ quặc được các nhà khoa học Harvard mô tả như tiếng ợ hơi của vũ trụ đã được ghi lại bởi hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Very Large đặt tại New Mexico - Mỹ trong khi quan sát một lỗ đen bí ẩn.
Theo Daily Mail, lỗ đen bí ẩn AT2018hyz đã được quan sát từ năm 2018, cũng là năm các nhà khoa học phát hiện nó nuốt chửng một ngôi sao. Nhưng thay vì phun trả ra ngoài không gian một lượng vật chất nhất định, lỗ đen bí ẩn bất ngờ "ngủ đông" trong vòng 3 năm.
Thế nhưng đến năm 2021, hệ thống Very Large bất ngờ bị "dội bom" bởi lỗ đen kỳ quặc bất ngờ bùng nổ suốt vài tháng. Các sóng vô tuyến phụt ra từ nó dữ dội và được xác định chính là vật chất của ngôi sao bị nó xé nhỏ và nuốt chửng vài năm trước.
Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Very Large đặt tại New Mexico - Mỹ - (Ảnh: NRAO).
Sự kiện bí ẩn đã được nhóm nghiên cứu từ nhiều viện, trường, trung tâm trực thuộc Đại học Harvard - Mỹ xem xét.
Theo tiến sĩ Yvette Cendes từ Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard, tác giả chính của một nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal, đây là lần đầu tiên hiện tượng lỗ đen "ngậm" bữa ăn suốt nhiều năm mới phun ra vật chất phản hồi được ghi nhận.
Hiện tượng lỗ đen ăn cái gì đó rồi phun ra vật chất nói chung xảy ra khi một ngôi sao xui xẻo tiếp cận gần lỗ đen và bị xé toạc, sau đó hóa thành sợi mì dài nóng bỏng, còn được gọi là "gián đoạn thủy triều" (TDE), sẽ khiến lỗ đen bừng sáng ngoạn mục.
Điểm đặc biệt của TDE lần này không chỉ là độ trễ 3 năm, mà còn là tốc độ ngoài sức tưởng tượng - thay vì có tốc độ trung bình là 10% tốc độ ánh sáng, tốc độ của dòng vật chất lần này lên tới 50% tốc độ ánh sáng.
Hình ảnh đồ họa mô tả một lỗ đen phun ra vật chất sau bữa ăn - (Ảnh: SCIENCE COMMUNICATION)
Lỗ đen là một trong những vật thể bí ẩn nhất vũ trụ bởi thực ra các nhà khoa học không thể trực tiếp "nhìn" nó, mà chỉ quan sát được gián tiếp thông qua ánh sáng từ vật chất nó nhả ra trong các bữa ăn. Vì thế một hiện tượng lạ lùng, chưa có tiền lệ như điều vừa xảy ra với AT2018hyz sẽ mở ra cánh cửa thú vị để nghiên cứu rõ ràng hơn hành vi của các lỗ đen.
AT2018hyz là một lỗ đen cách Trái đất 665 triệu năm ánh sáng. Ngôi sao nó nuốt chửng có khối lượng khoảng 1/10 Mặt Trời của chúng ta.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
