"Quy luật 5 giây" sai lầm về thực phẩm nhiễm khuẩn

Nhiều người tin rằng thức ăn rơi xuống đất và được nhặt lên trong vòng 5 giây thì vẫn có thể ăn được, nhưng một nghiên cứu gần đây phủ nhận điều này.

Theo Science Alert, sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm, nhóm nghiên cứu trường Đại học Rutgers, New Jersey, Hoa Kỳ tiết lộ sự thật về "quy luật 5 giây" trong báo cáo đăng trên tạp chí Applied and Environmental Microbiology hôm 2/9.

"Chúng tôi quyết định nghiên cứu vấn đề này vì đây là một quan niệm phổ biến. Đề tài có vẻ bình thường nhưng chúng tôi muốn đưa ra kết luận trên cơ sở khoa học", Donald Schaffner, giáo sư và chuyên gia khoa học thực phẩm chia sẻ.

"Quy luật 5 giây" cho rằng khi thức ăn rơi xuống đất, nếu được nhặt lên nhanh chóng thì nó vẫn có thể sử dụng an toàn bởi vi khuẩn cần thời gian để di chuyển. Tuy nhiên, bằng cách xét nghiệm nhiều loại thức ăn rơi trên những bề mặt khác nhau để tính tốc độ lây lan của vi khuẩn, nhóm nghiên cứu phát hiện chúng có thể bám vào đồ ăn trong chưa đầy một giây.

Quy luật 5 giây sai lầm về thực phẩm nhiễm khuẩn
Vi khuẩn có thể bám lên đồ ăn trong chưa đầy 5 giây. (Ảnh: Lori Adamski Peek).

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm trên bốn loại bề mặt khác nhau: thép không gỉ, gạch men, gỗ và thảm. Họ nuôi vi khuẩn Enterobacter aerogenes, loại vi khuẩn an toàn, không gây bệnh, có họ với vi khuẩn Salmonella, trong phòng thí nghiệm và phủ lên các bề mặt. Sau đó, nhiều loại thức ăn như dưa hấu, bánh mì, bánh mì bơ, kẹo dẻo được thả lên các bề mặt này trong khoảng thời gian 1 giây, 5 giây, 30 giây và 300 giây.

Nhóm nghiên cứu thực hiện 128 cuộc thí nghiệm khác nhau lặp lại trong 20 lần, tổng cộng là 2.560 phép đo để phân tích mức độ nhiễm khuẩn của từng mẫu thực phẩm. Kết quả cho thấy vi khuẩn lây lan lên thức ăn ngay lập tức chứ không cần đến 5 giây. Nhân tố lớn nhất liên quan tới sự truyền nhiễm vi khuẩn là độ ẩm của thức ăn, kế đó là loại bề mặt nó rơi xuống. Thời gian thực phẩm ở trên bề mặt càng lâu, vi khuẩn bám càng nhiều.

"Vi khuẩn không có chân, chúng di chuyển nhờ hơi nước. Thực phẩm càng ướt thì càng dễ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thời gian tiếp xúc kéo dài làm tăng lượng vi khuẩn bám vào thức ăn", Schaffner giải thích.

Nhóm nghiên cứu cho biết dù thức ăn nhiễm khuẩn nhiều hơn trong thời gian dài nhưng trong vòng 5 giây, vi khuẩn vẫn có thể bám lên thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm ướt, dính như kẹo hay dưa hấu. Đây là những thực phẩm có mức độ nhiễm khuẩn cao nhất trong các thí nghiệm.

"Quy luật 5 giây là một sự đơn giản hóa thái quá về điều thực sự xảy ra khi vi khuẩn bám từ bề mặt sang thức ăn. Chúng có thể truyền nhiễm ngay lập tức", Schaffner khẳng định.

Điều thú vị là thức ăn rơi trên thảm an toàn nhất so với các bề mặt khác do cấu tạo của thảm làm giảm tối đa sự tiếp xúc với thực phẩm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân khiến cho các tế bào già đi. Những thứ như tổn thương DNA, sự rút ngắn nhiễm sắc thể và thiếu khả năng tăng sinh có thể làm cho các tế bào đóng cửa.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News