Quy tắc đáng sợ của xã hội đen Nhật Bản ẩn sau hành động ngoắc ngón tay
Hồi bé, chắc ai cũng từng ngoắc ngón tay khi muốn ai đó hứa thực hiện một điều gì đó. Nhưng nguồn gốc thực sự của hành động này không được dễ thương như vậy đâu.
Hồi còn nhỏ, chắc hẳn ai cũng đã từng ngoắc tay với một đứa bạn khi chúng ta hứa với nhau điều gì đó.
Nhưng hành động đó bắt nguồn từ đâu, hay tại sao chúng ta lại làm như vậy nhỉ?
Hồi bé chắc ai cũng từng làm hành động này, đúng không?
Để tìm câu trả lời, trước hết hãy cùng tìm hiểu ai là những người đầu tiên sử dụng cử chỉ này để tượng trưng một lời hứa.
Quy tắc đáng sợ của xã hội đen Nhật Bản thời xưa
Ngày nay, ngoắc tay được hiểu như sự đánh dấu cho một lời hứa hết sức thân mật, giữa những người bạn với nhau. Thế nhưng, nguồn gốc thực sự của hành động này lại bắt nguồn từ một quy tắc của giới xã hội đen Nhật Bản từ thời Edo (1603 -1868). Khi đó, việc ngoắc tay này có phần khá đáng sợ chứ không như chúng ta nghĩ bây giờ.
Ảnh chụp một thành viên xã hội đen Nhật thời xưa.
Các tổ chức này có một quy tắc bất thành văn, đó là đặt sự trung thành và chữ tín là hai phẩm chất hàng đầu mà thành viên nào cũng phải có. Lí do là bởi khi thực hiện bất kì nhiệm vụ nào cũng cần tới nhiều người, mỗi người đảm nhận một công đoạn. Chỉ cần có thành viên nào xao nhãng hay phản bội lại băng nhóm, có nghĩa là một mắt xích của cả hệ thống lớn sẽ bị hỏng và kéo theo toàn bộ nhiệm vụ sẽ thất bại.
Để tránh khả năng này xảy ra, bao giờ những tổ chức này cũng đặt ra những hình phạt hết sức khắt khe đối với kẻ vi phạm. Và loại hình phạt vô cùng quen thuộc: chặt bỏ một phần cơ thể của kẻ "phá hoại" kia.
Một hình phạt đau đớn bao giờ cũng là sự ràng buộc tốt nhất.
Điều này thì có gì liên quan tới việc ngoắc tay nhỉ?
Thế mà lại có đấy. Khi có nhiệm vụ, hoặc khi giữa hai thành viên có giao kèo gì với nhau, họ sẽ hứa phải làm cho bằng được điều đó.
Họ ngoắc hai ngón tay út vào nhau và cùng đọc lời thề: "nếu một người nói dối, kẻ đó sẽ bị chặt ngón tay út đi, bị đánh mười nghìn lần và phải nuốt một ngàn cái kim". Đây chính là lời tuyên thệ mà không một ai có quyền phá bỏ hay làm trái lại nó.
Nếu không thực hiện lời hứa, ngón út của kẻ vi phạm sẽ bị chặt dù vì bất kỳ lý do nào.
Nếu không thực hiện lời hứa, hiển nhiên ngón út của kẻ vi phạm sẽ bị chặt dù vì bất kỳ lý do nào. Kẻ thất hứa buộc phải tự chặt, hoặc người kia sẽ thay họ làm điều đó - không có cách nào tránh được đổ máu.
Đây cũng là một lí do tại sao phần lớn thành viên tầng lớp xã hội đen Nhật Bản đều có ngón tay ngắn hơn bình thường, hoặc bị cụt hẳn.
Ngày nay, ngoắc tay được hiểu như sự đánh dấu cho một lời hứa hết sức thân mật giữa 2 người bạn.
Về sau này, không biết bằng cách nào - trẻ con Nhật Bản đã biến hình phạt đáng sợ này thành việc làm rất dễ thương như chúng ta đã thấy bây giờ.
Sau đó, qua truyền thông và sự giao lưu văn hóa giữa nước Nhật và thế giới, ngoắc ngón tay cũng trở thành một hành vi mang tính biểu tượng cho lời hứa không thể bị phá vỡ.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết
Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.
