Quy trình trao giải Nobel đang dần lạc hậu?

Việc chỉ được trao giải Nobel nhiều thập kỷ sau khi các phát hiện khoa học quan trọng đã diễn ra có thể khiến giải thưởng danh giá này trở thành không còn phù hợp nữa. Đó là cảnh báo của một số nhà khoa học, được đưa ra trong bối cảnh nhiều nhà nghiên cứu đứng sau các thành tựu lớn nhiều khả năng sẽ không kịp nhận cú điện thoại quan trọng từ Thụy Điển.

>>> Mùa giải Nobel 2014 bắt đầu từ ngày 6/10

Chuyện này từng xảy ra vào năm 2011 khi ủy ban Nobel thông báo rằng một nửa giải Nobel Y học sẽ được trao cho nhà sinh học người Canada Ralph Steinman.

Nguy cơ giảm giá trị giải Nobel

Ngay sau đó, người ta biết tin rằng Steinman vừa qua đời trước thời điểm công bố giải Nobel 3 ngày. Ủy ban Nobel đã có hành động ngoại lệ khi vẫn trao giải cho Steinman, bất chấp quy định rằng giải thưởng không được tặng cho người đã khuất. Ủy ban trao giải nói rằng họ tưởng Steinman vẫn còn sống khi đưa ra quyết định nên giải thưởng vẫn nguyên giá trị.

"Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, sẽ còn nhiều trường hợp nữa (giống vụ Steinman) xuất hiện. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Vì thế người ta phải làm điều gì đó để thay đổi chuyện này” - Santo Fortunato, một nhà vật lý tại Đại học Aalto của Phần Lan nhận xét.

Quy trình trao giải Nobel đang dần lạc hậu?
Ralph Steinman đã chết vào thời điểm ông được trao giải Nobel

Đầu năm nay, Fortunato và vài nhà khoa học đã viết một bài báo đăng trên tạp chí Nature danh giá, cho thấy quá trình chờ đợi để được trao giải Nobel đang ngày trở nên dài hơn. “Trước năm 1940, việc giải Nobel được trao 20 năm sau khi nghiên cứu khoa học được thực hiện chỉ chiếm có 11% các giải vật lý, 15% các giải hóa học và 24% giải y học” – bài báo viết – “Tuy nhiên từ năm 1985, sự trì hoãn kéo dài như thế đã xuất hiện ngày càng nhiều, chiếm 60% các giải vật lý, 52% các giải hóa học và 45% giải y học”.

Bài báo nói rằng nếu xu hướng hiện nay tiếp diễn, phần lớn các nhà khoa học có thể đã chết vào thời điểm họ được đưa vào danh sách nhận giải Nobel. "Sự chậm trễ này đe dọa làm giảm giá trị giải thưởng danh giá nhất của khoa học” – bài báo phát đi thông điệp cảnh báo.

Không thể vội vã

Hoạt động chỉ trích đã xuất hiện trở lại, ngay trước khi các giải Nobel 2014 được công bố trong tuần này. Những người ủng hộ quy trình xét giải hiện nay nói rằng sự trì hoãn có nguyên nhân từ việc thẩm tra, xác nhận một phát hiện khoa học. Theo họ, đây là quy trình rất phức tạp và kéo dài.

Ví dụ như phát hiện về hạt Higgs đã chỉ được trao giải Nobel Vật lý vào năm ngoái, dù giả thuyết về hạt này xuất hiện cách đây gần nửa thế kỷ trước. Do Higgs là hạt hạ phân tử rất khó nắm bắt, sự tồn tại của nó chỉ được chứng minh trong mấy năm gần đây, với sự giúp đỡ của các nghiên cứu thực nghiệm vô cùng lớn và đắt tiền. Tới khi lý thuyết về hạt Higgs được chứng minh là đúng, 1 trong 3 người đầu tiên tìm ra nó là nhà vật lý Robert Brout (người Mỹ gốc Bỉ), đã qua đời.

Quy trình trao giải Nobel đang dần lạc hậu?
Lễ trao giải Nobel thường diễn ra tại Stockholm vào ngày 10/12 hàng năm

Nhưng với Sven Lidin, chủ tịch Ủy ban Nobel Hóa học, hạt Higgs là ví dụ minh họa tốt vì sao người ta không thể đẩy nhanh tốc độ trao giải. “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng mình sẽ trao giải cho những người mở ra cánh cửa đầu tiên giúp mang tới một cái nhìn khoa học mới mẻ, sâu sắc hơn. Điều này có nghĩa chắc chắn sẽ có sự trì hoãn trong quá trình trao giải” – ông nói – “Thường sẽ phải mất 20 năm trước khi những yếu tố mở cửa đầu tiên đủ độ chín để thành một giải Nobel”.

Và sự cảnh giác này không phải vô căn cứ. Năm 1989, hai nhà khoa học từng tuyên bố việc phát hiện kỹ thuật gọi là nhiệt hạch lạnh (cold fusion), cho phép phản ứng hạt nhân nguyên tử diễn ra ở nhiệt độ gần bằng nhiệt độ phòng. Giả thuyết này, nếu được chứng minh là đúng, có thể giải quyết triệt để phần lớn vấn đề năng lượng mà thế giới đang đối mặt. Nhưng đã 25 năm trôi qua, giả thuyết vẫn chưa được chứng minh là đúng.

"Mỗi năm đều có nhiều người tuyên bố đã thực hiện hàng loạt phát hiện kỳ diệu. Nhưng rốt cục không ít trong số đó lại chẳng kỳ diệu như người ta vẫn tưởng” – Lidin nói – “Bởi vì thế, ta cần có sự cẩn trọng trước khi đưa ra những lời tung hô”.

Cần có các giải thưởng thay thế

Trong bài viết trên Nature, liên quan tới việc các nhà khoa học cao tuổi có khả năng bị lỡ cơ hội nhận giải Nobel, Fortunato đã đưa ra giải pháp: “Chúng ta nên cân nhắc việc truy tặng giải Nobel. Hiển nhiên những người nhận giải sẽ chẳng thu được nhiều lợi ích, bởi họ đã chết. Nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các phát hiện của họ được ghi nhận”.

Tuy nhiên Lidin đã phản đối hướng này. Theo ông việc truy tặng sẽ đánh mất ý nghĩa của giải Nobel trong việc giúp công chúng thấy rằng khoa học là hoạt động diễn ra liên tục.

Nhưng ngay cả khi giải Nobel tiếp tục được trao cho các nhà khoa học đang còn sống, như quy định được đặt ra lần đầu vào năm 1974, sự trì hoãn càng lúc càng lớn sẽ khiến Nobel dần trở thành giải của “hội người cao tuổi”.

Theo nhà nghiên cứu Matthew Wallace ở Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha, nếu muốn cung cấp cho các nhà khoa học trẻ động cơ lợi ích, người ta cần phải có giải thưởng thay thế giải Nobel. “Để khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo, cần phải có các giải thưởng trao cho các nhà nghiên cứu trẻ và nhắm tới nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây hơn” – ông nói.

Tiêu đề đã được khoahoc.news đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nữ tiến sĩ Việt tách chất tăng cường sinh lực từ cây thuốc

Nhóm nghiên cứu của TS Phạm Hương Sơn đã thử nghiệm trên chuột, sau khi tách chiết thành công hợp chất kích thích sinh lực trên cây bạch tật lê.

Đăng ngày: 17/07/2018
Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Sự thật thú vị: Những ý tưởng kiệt xuất của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein xuất hiện trong lúc ông...rảnh rỗi nhất

Ít ai biết rằng, những ý tưởng kiệt xuất góp phần thay đổi nền khoa học thế giới của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein lại xuất hiện trong những lúc ông đang đi rong chơi, nghỉ ngơi trên biển.

Đăng ngày: 08/07/2018
Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Nữ tiến sĩ tìm ra chất trị ung thư từ cây rừng Quảng Trị

Biết được cây bù dẻ tía có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, PGS Nguyễn Thị Hoài đã tìm cách nghiên cứu thành phần hóa học của cây.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nữ tiến sĩ y khoa được thưởng gần 300 triệu đồng cho bài báo quốc tế

Nghiên cứu về thụ tinh ống nghiệm của TS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự được đăng trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 22/06/2018
Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Người phụ nữ bị thiên thạch rơi trúng người

Theo báo Anh, The Daily Mirror, thì cứ mỗi 7.000 năm sẽ có 1 người bị thương hoặc bị chết bởi trúng một viên đá trời hay một thực thể đá từ ngoài vũ trụ rơi xuống trái đất.

Đăng ngày: 19/06/2018
Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Nhà phát minh vĩ đại những xa lạ với hầu hết mọi người

Ovshinsky là một nhà phát minh vĩ đại với hơn 400 bằng sáng chế, trong đó có pin nickel-metal hydride vẫn đang được sử dụng để cấp năng lượng cho nhiều loại xe hybrid.

Đăng ngày: 01/06/2018
Lạ kỳ gia đình có

Lạ kỳ gia đình có "gene" đạt giải Nobel

Marie Curie là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, đồng thời cũng là người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Đăng ngày: 30/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News