Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa

Vương quốc du mục Hung Nô đã kiểm soát vùng đất mênh mông và gây sức ép lớn lên Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ.

Mặc dù không có kinh đô hay triều đình, nhưng vương quốc du mục Hung Nô đã kiểm soát vùng đất mênh mông và gây sức ép lớn lên Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ. Đặc biệt, người đóng vai trò kiểm soát biên giới không phải đàn ông, mà là những phụ nữ được ví như “dải lụa vô hình gắn kết sức mạnh quốc gia”.

Thống lĩnh Con đường Tơ lụa

Một trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc thời cổ đại phải cất công xây dựng Vạn Lý Trường Thành chính là ngăn chặn Hung Nô. Kể từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, người Hung Nô đã thường xuyên quấy phá, cướp bóc các làng mạc của người Hán.

Phương tiện di chuyển của người Hung Nô là ngựa và vũ khí là cung tên. Quân Hung Nô tàn bạo giết chóc và điên cuồng cướp bóc, nên người Hán vừa kinh hãi vừa miệt thị đặt cho họ cái tên Hung Nô (hung hãn, nô lệ).

Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa
Phụ nữ Hung Nô chính là “dải lụa vô hình kết nối đế chế lưu động Hung Nô.

Khác với cái tên Hung Nô đầy ý dẻ bỉu, người Hung Nô là những thiên tài quân sự và chính trị. Vương quốc không kinh đô hay triều đình này là sự tập hợp của nhiều bộ lạc du mục với nhau, mỗi bộ lạc đều rất mạnh nhưng lại không vì thế mà bị xé lẻ.

Chìa khóa liên kết giữa các bộ lạc trong vương quốc du mục Hung Nô chính là phụ nữ. Họ là những nhà buôn xuất sắc, vừa liên tục cung cấp hàng hóa cho Con đường Tơ lụa, vừa khéo léo giao thương với các thương nhân tứ phương.

Theo Trợ lý Giáo sư khảo cổ Bryan Miller, Đại học Michigan (Mỹ), phụ nữ Hung Nô chính là “dải lụa vô hình kết nối đế chế lưu động Hung Nô”. “Nhờ khôn khéo quản lý và thống trị mạng lưới buôn bán của Con đường Tơ lụa, họ nắm giữ vai trò kinh tế quan trọng”, Jamsranjav Bayarsaikhan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu của Bảo tàng quốc gia Mông Cổ ở Ulaanbaatar khẳng định.

Sau vai trò kinh tế, phụ nữ Hung Nô tiếp tục vươn lên, nắm giữ các vị thế trọng yếu trong xã hội và cuối cùng tham gia vào chính trị. Nghiên cứu gene di truyền chỉ ra, những phụ nữ Hung Nô được chôn cất trong các ngôi mộ khang trang gần biên giới với Trung Quốc rất khác so với những phụ nữ Hung Nô bình dân xung quanh.

Họ có quan hệ huyết thống gần gũi với vua Hung Nô và dựa vào đó, các nhà nghiên cứu suy đoán đây chính là các công chúa quyền quý. Họ được gả tới các bộ lạc nắm giữ biên cương với mục đích liên hôn, một mặt giúp vua cha củng cố liên minh quân sự, mặt khác đích thân kiểm soát tình hình kinh tế, chính trị nơi này.

“Đây là chiến lược cực kỳ quan trọng”, nhà nghiên cứu Bayarsaikhan nhấn mạnh. Hàng nghìn năm sau, Thành Cát Tư Hãn (Mông Cổ) vẫn áp dụng phương pháp này, khống chế và thâu tóm quyền lực vào tay.

Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa
Công chúa Hung Nô giúp vua cha củng cố liên minh quân sự và quản lý biên cương. (Ảnh: Ancient-origins.net).

Tôn kính tột bậc

Sau khi có kết quả giải trình gene, một số nhà nghiên cứu đã suy đoán, phụ nữ Hung Nô có khả năng chỉ là “những con tốt thí phục vụ mưu đồ bá quyền của đàn ông”. Tuy nhiên, kết quả khai quật khảo cổ học lại chỉ ra điều ngược lại.

Tại Nghĩa trang Takhiltyn Khotgor, Khovd, Tây Mông Cổ, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều ngôi mộ hoành tráng được xây dựng với mục đích tôn vinh người phụ nữ an nghỉ bên trong.

Quan tài của họ được trang trí cầu kỳ với những biểu tượng Mặt trời và Mặt trăng bằng vàng của hoàng đế Hung Nô, bao quanh là các quan tài đàn ông vô cùng đơn sơ, giản dị. Một ngôi mộ phụ nữ còn có xung quanh là 6 con ngựa và 1 cỗ xe ngựa.

Tại Nghĩa trang Shombuuzyn Belchir cùng miền, các ngôi mộ giàu có nhất cũng là nơi yên nghỉ của phụ nữ. Các đồ đạc táng kèm của họ bao gồm gương Trung Quốc, quần áo lụa, hạt sứ, xe gỗ… tất cả đều là những món đồ xa xỉ nhất đương thời.

Cấu trúc mộ của phụ nữ Hung Nô tương tự kim tự tháp lộn ngược, sâu tới 20m. Trong nhiều ngôi mộ, các nhà khảo cổ tìm thấy những chiếc thắt lưng to bản được trang trí công phu.

Quyền lực thực sự của phụ nữ Hung Nô xưa
Một mặt đai lưng, biểu tượng quyền lực và khả năng lãnh đạo, được tìm thấy trong mộ của phụ nữ Hung Nô. (Ảnh: Bbc.com).

“Ở thời phong kiến, thắt lưng là biểu tượng quan trọng thể hiện địa vị, quyền lực và chỉ được trao cho đàn ông. Thú vị là ở người Hung Nô, nó lại thuộc về phụ nữ, nhà khảo cổ Ursula Brosseder, Trung tâm Khảo cổ Leibniz (Đức) nói.

“Nếu chỉ là những con tốt thí, phụ nữ Hung Nô đã không được chôn cất trong các ngôi mộ xa hoa như thế, mà chỉ khiêm tốn nằm nép bên cạnh mộ của chồng. Chắc chắn, trong xã hội Hung Nô, họ đã được tôn kính tột bậc”, Trợ lý Giáo sư Miller phân tích.

Ở nhiều mộ phụ nữ Hung Nô bình dân, các nhà khảo cổ tìm thấy có thiết bị cưỡi ngựa.

Tuy họ không dám khẳng định phụ nữ Hung Nô tham gia quân đội, chiến đấu trong chiến tranh; nhưng họ chắc chắn phụ nữ Hung Nô là những tay cưỡi ngựa bắn cung điêu luyện. Đối với cuộc sống trên thảo nguyên ở thời cổ đại, đây là điều kiện bắt buộc cho cả nam lẫn nữ, trẻ lẫn già.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura

Phát hiện hóa thạch hộp sọ khổng lồ của loài quái vật biển hung dữ nhất kỷ Jura

Hộp sọ của một con quái vật biển khổng lồ được xác định thuộc về loài Pliosaur, đã được khai quật trong một khám phá gần đây trên lưng chừng vách đá dựng đứng cao 15 m ở Dorset, Anh.

Đăng ngày: 12/12/2023
Trung Quốc giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Trung Quốc giải mã nghi lễ thời Chiến Quốc trên thanh tre 2.000 năm tuổi

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã giải mã 5 tài liệu được ghi trên các thanh tre có niên đại từ thời Chiến Quốc hơn 2.000 năm trước.

Đăng ngày: 12/12/2023
Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng

Vạn Lý Trường Thành đứng vững nhờ xây bằng "vữa sống"

Tưởng chừng như mong manh nhưng một lớp " vỏ sinh học" bí ẩn chính là thứ giúp Vạn Lý Trường Thành bất biến trước thời gian.

Đăng ngày: 11/12/2023
Khai quật được đồng tiền vàng hơn 1.000 năm tuổi có khắc hình khuôn mặt Chúa Giêsu

Khai quật được đồng tiền vàng hơn 1.000 năm tuổi có khắc hình khuôn mặt Chúa Giêsu

Một thợ dò kim loại tình cờ tìm thấy một đồng tiền vàng quý hiếm khi khám phá những ngọn núi ở miền nam Na Uy.

Đăng ngày: 11/12/2023
Viên đá mã não được giữ như báu vật 140 năm, nhân viên bảo tàng ngã ngửa khi biết là trứng

Viên đá mã não được giữ như báu vật 140 năm, nhân viên bảo tàng ngã ngửa khi biết là trứng "quái thú"

Sau 140 năm, nhân viên bảo tàng mới biết viên đá được cho là mã não lại là trứng của một loài " quái thú" khổng lồ.

Đăng ngày: 11/12/2023
Các nhà khoa học có kế hoạch hồi sinh chim Dodo, nhưng chính xác thì họ làm điều đó như thế nào?

Các nhà khoa học có kế hoạch hồi sinh chim Dodo, nhưng chính xác thì họ làm điều đó như thế nào?

Dodo, một trong những loài chim lớn nhất trên Trái đất, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào cuối thế kỷ 17 và bị con người chính thức coi là tuyệt chủng vào năm 1662.

Đăng ngày: 10/12/2023
Phục dựng khuôn mặt người cổ đại bị biến dạng hộp sọ

Phục dựng khuôn mặt người cổ đại bị biến dạng hộp sọ

Việc tái tạo khuôn mặt một người Andean bị dính khớp sọ sớm gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu vì hình dạng hộp sọ rất khác bình thường.

Đăng ngày: 08/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News