Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian

Các nhà khoa học Nam Phi vừa ra mắt tổ hợp kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đầu tiên cho thế giới, qua đó mở ra bước tiến mang tính cách mạng trong công cuộc khám phá không gian của loài người.

Theo phóng viên tại Pretoria, sự kết hợp hoạt động của hai thiết bị này sẽ cho phép các nhà khoa học không chỉ nhìn mà còn nghe được những xảy ra trong vũ trụ vào cùng một thời điểm, khái niệm mà trước đó chỉ có trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng.

Ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian
Nam Phi ra mắt các thiết bị mang tính cách mạng khám phá không gian. (Nguồn: Dignited).

Được phối hợp thực hiện trong 6 năm giữa các nhà khoa học Nam Phi, Hà Lan và Anh, dự án có tên Square Kilometre Array (SKA) này là sự kết nối giữa trạm đặt kính viễn vọng MeerLITCH tại thị trấn Sutherland thuộc tỉnh Nothern Cape và tổ hợp 64 chảo tầm soát sóng âm thanh vũ trụ vừa được lắp đặt tại tỉnh Western Cape cách đó 200km.

Theo các nhà khoa học, kính thiên văn và thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ sẽ được kết nối trực tiếp với nhau để cùng thu nhận các tín hiệu hình ảnh và âm thanh từ vũ trụ theo thời gian thực, qua đó giúp các nhà khoa học có thông tin chuẩn xác về các hoạt động cũng như sự vận hành của vũ trụ.

Trước đó, trong quá trình theo dõi các hoạt động trên không gian, các nhà thiên văn trên thế giới thường thu nhận tín hiệu sóng âm thanh trước và khi phát hiện những hoạt động bất thường trên vũ trụ, sau đó họ mới dùng kính thiên văn để thu nhận hình ảnh.

Khi vận hành đầy đủ vào năm 2020 tới, dự án sẽ được trang bị thêm 3.000 chảo tầm soát sóng âm thanh vũ trụ đặt tại một số nước khác trong khu vực nhằm giúp các nhà khoa học mở rộng thêm phạm vi phủ sóng trên không gian.

Trước đó, tháng 9/2016, Trung Quốc đưa vào hoạt động thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ lớn nhất thế giới tại tỉnh Quý Châu, miền Tây Nam nước này. Thiết bị tầm soát sóng âm thanh vũ trụ này bắt đầu được xây dựng từ năm 2011, trị giá 180 triệu USD. Thiết bị tầm soát sóng âm thanh cùng loại và hiện nay đứng thứ hai về kích thước nằm ở Đài thiên văn Puerto Rico.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Tòa nhà tự làm mát đầu tiên trên thế giới

Trung tâm Eastgate ở Harare, Zimbabwe luôn được giữ ở 27 độ C nhờ hệ thống thông khí và làm mát hoàn toàn tự nhiên dựa theo tổ mối.

Đăng ngày: 23/05/2018
Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc

Đây là nơi lắp ráp một nửa số tàu viên đạn cao tốc của Trung Quốc, theo People’' Daily Online.

Đăng ngày: 21/05/2018
Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Cỗ máy nhìn ngược quá khứ của NASA gặp sự cố rơi đinh ốc

Greg Robinson, giám đốc chương trình JWST của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tiết lộ đinh ốc và gioăng rơi ra từ bộ phận kính chống nắng của kính James Webb hôm 3/5.

Đăng ngày: 07/05/2018
Vườn thực vật lớn nhất thế giới trên sa mạc Oman

Vườn thực vật lớn nhất thế giới trên sa mạc Oman

Đây là thiết kế của các hãng Arup, Grimshaw và Haley Sharpe trên một khu đất rộng 1.037 mẫu Anh. Khu vườn có hệ thực vật tự nhiên phong phú cũng những loài độc đáo nhất của quốc gia này.

Đăng ngày: 18/04/2018
Người Hà Nội sẽ được ngắm bầu trời với kính thiên văn lớn nhất

Người Hà Nội sẽ được ngắm bầu trời với kính thiên văn lớn nhất

Đài thiên văn và nhà chiếu hình vũ trụ dự kiến mở cửa vào tháng 6 sẽ cung cấp kiến thức về những hiện tượng lý thú trên bầu trời.

Đăng ngày: 04/04/2018
Tổng quan về Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc

Tổng quan về Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 là trạm không gian đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được mong đợi là sẽ làm cơ sở cho việc thử nghiệm phát triển các trạm không gian có kích cỡ lớn hơn.

Đăng ngày: 27/02/2018
Arab Saudi xây tháp chọc trời cao nhất thế giới

Arab Saudi xây tháp chọc trời cao nhất thế giới

Tháp Jeddah Tower vươn cao 1.000m sắp ra đời ở Arab Saudi sẽ lập kỷ lục thế giới mới về chiều cao.

Đăng ngày: 19/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News