Ra mắt SpeedFolding - Robot gấp quần áo "siêu nhanh"
Các nhà nghiên cứu tại AUTOLAB thuộc ĐH California-Berkeley vừa giới thiệu một mẫu robot mới, với hệ thống điều khiển được thiết lập để có thể gấp random từ 30-40 bộ quần áo mỗi giờ, một kỷ lục mới về tốc độ từng được thiết lập trên các chương trình điều khiển tự động của robot.
Tuy con robot với tên gọi SpeedFolding không thực sự có tí đe dọa nào là sẽ thay thế việc làm của những người giúp việc hay bảo mẫu, nhưng nhìn cách nó gấp đồ trông cũng khá đáng yêu và vui vẻ.
Theo đó, SpeedFolding sử dụng một mạng lưới nơron thần kinh gọi là BiManual Manipulation Network, đóng vai trò như một trung tâm điều khiển hoạt động của các bộ phận, bao gồm một cặp cánh tay robot công nghiệp và hệ thống camera gắn ở phía trên thân. Hệ thống camera này được dùng để phân tích từng bộ quần áo đặt trước mặt robot, sau đó SpeedFolding sẽ tiến hành gấp quần áo thành hình dạng gọn gàng hơn trong vòng chưa đầy hai phút, với tỷ lệ thành công 93%.
Robot SpeedFolding có thể gấp 30-40 bộ quần áo mỗi giờ.
SpeedFolding đã được học cách gấp quần áo nhanh và đúng cách nhờ dữ liệu từ 4.300 trường hợp gấp đồ mà các nhà khoa học đã tích hợp trong hệ thống thần kinh của nó.
Điểm đặc biệt ở SpeedFolding chính là việc nó được trang bị một cặp cánh tay với đầu ngón tay “có kẹp móc”, bộ phận được làm ra từ công nghệ in 3D, tuy nhỏ nhưng rất hữu ích bởi nó làm tăng khả năng cầm nắm của robot.
Robot này được trang bị một cặp cánh tay với đầu ngón tay “có kẹp móc”.
Tuy nhiên, SpeedFolding có giá thành rất cao, khoảng 58.000 USD, vì vậy con robot này sẽ còn rất lâu mới được thương mại hóa và trở thành “bạn của mọi nhà” được.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện
Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.
