Radar phát hiện hố thiên thạch dưới hồ Nga
Nhờ vào công nghệ radar, một miệng hố thiên thạch đã lộ diện dưới đáy hồ Chebarkul, sau khi các chuyên gia nỗ lực tìm kiếm điểm va chạm giữa thiên thạch tại Nga với bề mặt Trái đất trong sự kiện hồi giữa tháng 2.
Hố băng trên mặt hồ Chebarkul xuất hiện sau khi thiên
thạch phát nổ - (Ảnh: Chelyabinsk region Interior Ministry)
Thiên thạch tại Nga đã vỡ ra thành 7 mảnh lớn khi phát nổ trên bầu trời thành phố Chelyabinsk và một trong những mảnh này đã chui tọt vào hồ Chebarkul, tạo nên một cái hố đường kính cỡ 7,5m trên mặt băng.
Các nhà khoa học thuộc Viện Từ tính, Tầng điện ly và truyền sóng vô tuyến Trái đất của Nga đã tiến hành nghiên cứu vùng đáy hồ, theo hãng thông tấn RIA Novosti.
“Hình ảnh 3 chiều của đáy hồ cho thấy một hố rộng 3m, nhiều khả năng đã được tạo ra khi mảng thiên thạch rơi”, theo nhà nghiên cứu Alexey Popov.
Hố va chạm không nằm ngay bên dưới phần hố trên băng, mà cách đó khoảng 9m.
Trước đó, các đội người nhái đã lùng sục khu vực này hồi tháng 2 nhưng không tìm thấy dấu vết của mảnh vỡ thiên thạch trong lớp bùn dày đặc ở đáy hồ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
