Rắn béo phì bị ép đến phòng gym dành cho bò sát để giảm cân
Con người hay con gì cũng thế thôi: Gầy chưa chắc đã sướng nhưng béo phì thì chắc chắn khổ!
Một vườn thú ở Melbourne, Úc, vừa cho ra mắt phòng gym dành cho bò sát đầu tiên trên thế giới, giúp những "con vật với vẻ ngoài gớm ghiếc giảm béo hiệu quả".
Nói là phòng gym nghe rõ oách nhưng thực tế, đó chỉ là cái bể dài 2m với hệ thống kiểm soát luồng nước. Một khi bọn rắn đã chui vào, chúng bắt buộc phải bơi tới bơi lui - gọi là máy chạy bộ dưới nước cũng được.
"Hãy giảm cân đi mấy con rắn kia" - Vườn thú Melbourne.
Trong thế giới tự nhiên, rắn là loài không ham hố vận động. Vì không phải lúc nào cũng có cái ăn nên chúng kiểm soát tối đa năng lượng tiêu hao, chỉ di chuyển khi săn mồi hoặc chạy trốn kẻ thù. Thế nhưng, một khi thức ăn được "dâng lên tận mồm" như trong vườn thú, rõ ràng bọn rắn rất dễ bị béo phì, trở nên ục ịch và kém minh mẫn.
Jon Birkett, chuyên gia bò sát kiêm người quản lý sở thú Melbourne cho biết, ông đã nghĩ tới ý tưởng về phòng gym cho bò sát từ khi gây dựng nơi này từ những năm 1970s.
Birkett nhận thấy nhiều con rắn đã chết vì quá nhiều mỡ thừa, lối sống tĩnh tại không cho phép chúng béo đến vậy.
"Phần vì những người nuôi rắn quá bận rộn nên không có thời gian cho chúng đi dạo, phòng gym này sẽ giúp chúng tập thể dục nhiều hơn...".
Khi được đưa vào bể, rắn có 2 lựa chọn: Bơi thật lực hoặc chết đuối. Rõ ràng nó phải chọn con đường sống rồi.
Birkett cho hay, phòng gym dưới nước này đang được hội yêu rắn ủng hộ nhiệt liệt. Dù hầu hết rắn có thể bơi như bản năng, chúng vẫn cần được chỉ bảo để tập luyện sao cho hiệu quả.
"Thông qua việc dỗ dành và huấn luyện nhẹ nhàng, bọn rắn cần phải hiểu rằng bơi là hoạt động thú vị và bổ ích cho sức khỏe", ông cho hay.
"Bọn rắn thừa sức thoát ra khỏi bể nhưng không, bạn sẽ thấy chúng tỏ ra thích thú và bơi tới bơi lui. Chúng đang tận hưởng đấy!".
Bộ phận bò sát của sở thú Melbourne sẽ sớm đối chiếu dữ liệu và chứng minh hiệu quả trong việc giúp rắn giảm béo. Trong tương lai, những mô hình tương tự sẽ mọc lên như nấm ở Úc.
Birkett hy vọng phòng gym kiểu này nên được áp dụng cho đủ các loài động vật chứ không riêng gì rắn.
Lũ rắn thường chỉ bơi được 4 - 5 phút thôi, rồi sau đó bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi và cần được đưa ra ngoài. Tuy nhiên, một số loài như rắn đuôi chuông phương Đông thì cực kỳ thích bơi, đến mức nếu không chủ động nhấc ra thì cảm tưởng chúng sẽ bơi như vậy từ sáng đến tối. Một số anh em bò sát khác như thằn lằn, rùa... Nếu có vấn đề về sức khỏe cũng được đến đây để bơi tiêu mỡ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
