Rắn boomslang kịch độc nuốt gọn tắc kè hoa
Tắc kè hoa không phải đối thủ cân sức trong cuộc vật lộn với rắn boomslang và buộc phải nộp mạng cho kẻ thù.
Rắn boomslang ngoạm chặt tắc kè hoa. (Ảnh: Josephine Williams).
Du khách Josephine Williams chứng kiến tắc kè hoa vật lộn để thoát khỏi rắn boomslang (Dispholidus typus) trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, Earth Touch News hôm 3/4 đưa tin. Cuộc săn diễn ra ở phía bắc công viên, giữa khoảng rừng gần khu cắm trại Punda Maria.
Con rắn boomslang, một trong những loài rắn có nọc độc nguy hiểm nhất châu Phi, lao tới tấn công con tắc kè hoa Chamaeleo dilepis, cắn ngập răng nanh vào con mồi và bơm nọc độc haemotoxic. Tắc kè hoa là mục tiêu yêu thích của rắn boomslang, nhưng hành vi đi săn của loài rắn này hiếm khi được quan sát trong tự nhiên. Tương phản với lớp da màu xanh lá cây của con đực, rắn boomslang cái có màu xám xịt, nhưng cả hai giới tính đều dễ nhận biết dựa vào cặp mắt lớn. Chúng phân bố gần như khắp vùng hạ sa mạc Sahara của châu Phi và dành nhiều thời gian định vị trên ngọn cây.
Nọc độc của rắn boomslang có thể gây chết người. Là thành viên trong họ rắn nước, rắn boomslang sở hữu răng nanh ở sau hàm. Chúng có thể há miệng rộng gần 180° khi cắn. Sau khi ngấm vào cơ thể, độc tố bắt đầu phá hủy tế bào hồng cầu, làm gián đoạn quá trình đông máu, có thể dẫn đến chảy máu ngoài hoặc chảy máu trong, cuối cùng là suy tạng và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
