Rắn hai đầu bất ngờ mò vào vườn nhà dân
Con rắn hai đầu thuộc loài rắn ăn trứng nâu miền Nam, dài khoảng 0,3 m, mò vào vườn nhà dân và được chuyển đến nơi an toàn.
Nhân viên cứu hộ rắn Nick Evans được một người đàn ông ở thị trấn Ndwedwe, miền bắc Durban, Nam Phi, gọi đến để xử lý rắn ăn trứng nâu miền nam (Dasypeltis inornata) - một loài rắn vô hại - xuất hiện trong vườn nhà mình. Người đàn ông không muốn ai làm hại sinh vật kỳ lạ có hai đầu này nên đã cho nó vào một chiếc lọ và nhờ Evans mang đến nơi an toàn.
Rắn ăn trứng nâu miền Nam (Dasypeltis inornata) hai đầu hiếm gặp. (Ảnh: Nick Evans)
"Thật kỳ lạ khi nhìn thấy con rắn dị dạng này. Nó chưa trưởng thành, chỉ dài khoảng 0,3 m. Thật thú vị khi xem nó di chuyển. Đôi khi, hai đầu cố gắng đi ngược chiều nhau. Khi khác, đầu này lại dựa lên đầu kia. Đó dường như là cách di chuyển hiệu quả nhất", Evans viết khi đăng ảnh con vật lên Facebook hôm 28/6.
Đôi khi, động vật sinh ra có hai hoặc nhiều đầu trên cùng cơ thể (gọi là chứng polycephaly), phổ biến ở các loài bò sát hơn là động vật có vú. Tình trạng này có thể do phôi thai không hoàn thành quá trình phân chia. Một nguyên nhân khác là hai phôi thai riêng biệt hợp nhất với nhau không hoàn toàn.
Theo nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Comparative Pathology, trong 4.087 rắn pit viper con, chỉ 3 con chào đời với hai đầu. Thế giới đã ghi nhận những trường hợp rắn hai đầu chào đời trong điều kiện nuôi nhốt và đôi khi trong tự nhiên, nhưng rất hiếm.
Động vật bị polycephaly thường không sống lâu, tùy thuộc vào mức độ tách biệt. Hai đầu với hai dạ dày khác nhau thường dễ tranh mồi và chết đói hơn là chỉ có một dạ dày. Tuy nhiên, một cơ quan hoạt động cho hai cơ thể sẽ khiến con vật chịu căng thẳng quá mức, có thể làm giảm tuổi thọ.
Evans cho biết, rắn ăn trứng nâu miền nam hiện đã an toàn và được chăm sóc chuyên nghiệp. Anh ngạc nhiên vì nó có thể sống sót đến lúc được chủ nhà ở Durban tìm thấy.
"Không có lợi khi thả rắn hai đầu. Theo tôi biết, chúng thường không sống lâu. Con vật này sẽ không thể sống lâu trong môi trường hoang dã. Nó gần như không thể di chuyển, và khi di chuyển cũng cực kỳ chậm. Rất dễ bị kẻ săn mồi bắt được", anh giải thích.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
