Dân làng vây bắt cá sấu khổng lồ có chiều dài lên tới 4,3m
Lo ngại cá sấu săn mồi có thể tấn công người, dân làng Indonesia đã vây bắt con vật và bàn giao cho cơ quan chức năng.
Những cảnh quay được ghi lại vào hôm 25/6 tại ngôi làng Ambau Indah ở phía nam đảo Sulawesi cho thấy một người đàn ông tên Usman, cùng với con trai của mình, đã mạo hiểm bắt sống con cá sấu khổng lồ chỉ bằng một sợi dây thừng.
Người dân cố gắng bắt sống con vật và bàn giao cho cơ quan chức năng.
Chia sẻ với Reuters, Usman nói rằng kẻ săn mồi nguy hiểm - dài tới 4,3m - đã lang thang trong khu vực ít nhất hai ngày qua, khiến dân làng sợ hãi.
"Nếu chúng tôi không làm gì, con cá sấu sẽ tiến sâu vào đất liền và dân làng sẽ không dám ra đồng làm việc", người đàn ông 53 tuổi cho biết. "Ở đây cũng có hệ thống kênh nước xung quanh các con đường, nơi người dân địa phương đánh cá. Sẽ rất nguy hiểm nếu nó chui vào các con kênh. Tôi phải chớp lấy một cơ hội để bắt nó".
Trước đây, từng có nhiều vụ cá sấu tấn công người trong khu vực, vì vậy mọi người trong làng Ambau Indah đã tán dương hành động dũng cảm của cha con Usman.
"Những gì Usman đã làm được cộng đồng đánh giá cao. Thậm chí, một số người còn coi ông ấy như anh hùng, vì điều đó đã cứu nhiều người mà lẽ ra có thể trở thành nạn nhân", Umar Siddiq Al Farizi, một người dân địa phương, cho biết.
Cá sấu khổng lồ bị bắt sống trên đảo Sulawesi, Indonesia. (Video: Reuters/Inside Edition)
Farizi cũng hoan nghênh quyết định của Usman trong việc cố gắng bắt sống con vật và bàn giao cho cơ quan chức năng.
"Usman xem cá sấu là động vật quý hiếm có môi trường sống bị tàn phá bởi lũ lụt. Vì vậy, ông ấy nghĩ rằng nó cần được bảo vệ và không nên bị giết", người đàn ông nói thêm.
Các nhân viên tại Cơ quan Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên địa phương sau khi nhận được điện báo đã nhanh chóng tới hiện trường. Họ kéo con cá sấu khổng lồ lên xe tải để mang nó đi thả về tự nhiên ở một khu vực xa dân cư.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.
