Rắn hổ mang chúa "khủng" đoạt mạng trăn gấm ngay trên đường phố
Dù có khá nhiều người chứng kiến và thậm chí là xe cộ đi lại ở gần đó phát ra tiếng ổn lớn, nhưng con rắn hổ mang chúa dài khoảng 3,5m vẫn cố gắng giết chết trăn gấm.
Trong thiên nhiên hoang dã, hổ mang chúa được biết đến là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Đồng thời, chúng cũng là loài rắn độc có kích thước lớn nhất thế giới khi có cá thể dài hơn 5,5m và nặng hơn 20kg.
Con rắn hổ mang chúa cắn vào người trăn gấm.
Trong khi đó, trăn gấm là loài bò sát rất lớn khi trung bình mỗi con trưởng thành có thể dài tới 6,5m. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi nhận chúng có thể nuốt chửng một người trưởng thành.
Thế nhưng, không may cho chú trăn gấm này là nó có kích thước quá nhỏ khi có chiều dài khoảng 2m. Trong khi đó, đối thủ của nó là một con rắn hổ mang chúa trưởng thành, dài tới 3,5m và sở hữu nọc độc chết người.
Dù đã quấn chặt được con rắn, nhưng chú trăn gấm vẫn bị đối thủ cắn trúng.
Mặc dù đã cố gắng hết sức để siết chặt con rắn hổ mang chúa, song cuối cùng chú trăn cũng phải bỏ mạng vì bị nọc độc ngấm vào người quá nhiều.
Sau khi cắn nhiều nhát vào người chú trăn, con rắn liền rời đi.
Còn đối với con rắn hổ mang chúa, sau khi đã tiêm đủ lượng nọc độc vào người chú trăn, nó liền tiến vào bụi rậm gần đó để trú ẩn và chờ đợi cho con mồi chết hẳn rồi ra nuốt chửng.
Nó chờ đợi con mồi chết hẳn rồi nuốt chửng.
Được biết, cảnh tượng này do người dân ghi lại được tại một con đường gần Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.

Ba giờ chạy đua giải cứu voi mẹ và voi con mắc kẹt dưới cống
Nhóm bác sĩ thú y và nhân viên công viên quốc gia Khao Yai ở Thái Lan hôm 13/7 đã thực hiện cuộc giải cứu đầy kịch tính khi một cặp voi mẹ và voi con bị mắc kẹt dưới miệng cống.

Chuyên gia bắn rắn hổ mang lẩn trốn bên trong chiếc giày thể thao
Nếu không phát hiện thấy con rắn độc và mang chiếc giày vào chân, không biết chủ nhân của đôi giày này sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng đến mức nào?

Cuộc truy diệt thỏ lớn nhất lịch sử nhân loại: Khi virus không còn tiến hóa theo lối mòn
Nó để lại cho con người chúng ta một bài học, khi đại dịch COVID-19 vẫn còn chưa kết thúc.

Giới khoa học ngỡ ngàng vì chim cánh cụt biết "nhái" giọng
Một số loài chim cánh cụt có khả năng thay đổi giọng nói sao cho giống với bạn tình để dễ quyến rũ đối phương. Trước đây, khả năng này thường chỉ bắt gặp ở một số loài bậc cao, bao gồm cả con người.

Loài chim cổ xưa "bí ẩn" thoát nguy cơ tuyệt chủng ở Australia
Australia phát hiện một đợt sinh sản lớn của loài chim pedionomus torquatus, dần đẩy lùi nguy cơ loài chim này bị tuyệt chủng.

Hổ nằm giả chết như thật khiến chú chó mắc bẫy
Trong thế giới tự nhiên, mặc dù có muôn vàn phương thức để đánh bại đối thủ, nhưng giả chết có lẽ là cách sáng tạo và liều lĩnh nhất.
