Rắn hổ mang dọa báo hoa mai vứt mồi bỏ chạy
Có vẻ bị làm phiền khi báo hoa mai tha con mồi lên cây, rắn hổ mang phun nọc cổ đen ngóc đầu lên tấn công quyết liệt.
Báo hoa mai bỏ lại con mồi khi bị rắn hổ mang tấn công. (Video: andBeyond)
Cuộc chạm trán giữa báo hoa mai và rắn hổ mang phun nọc cổ đen lọt vào ống kính máy quay của Caitlin Davini trong chuyến tham quan tại công viên quốc gia Serengeti, Tanzania, Earth Touch News hôm 21/12 đưa tin. Báo hoa mai đã kéo xác ngựa vằn mà nó săn được lên ngọn cây, và có vẻ điều này khiến rắn hổ mang không hài lòng.
Báo hoa mai (Panthera pardus) nằm trong số những loài mèo lớn sống ở châu Phi và châu Á, rất giỏi leo trèo. Chúng có thể nằm trên cành cây để ngủ trưa, trốn lên ngọn cây khi bị đe dọa và cũng thường xuyên giấu con mồi lên đó, tránh xa tầm với của động vật ăn thịt khác.
Trong video, rắn hổ mang nằm cạnh xác ngựa vằn và tấn công báo hoa mai trong tư thế ngóc cao đầu, phình rộng phần cổ. Báo hoa mai di chuyển linh hoạt giữa các cành cây nhưng không thể tới đánh chén con mồi của nó. Sau cuộc đối đầu ngắn ngủi, có vẻ báo hoa mai đã bị dính nọc độc vào mặt. Nó né tránh con rắn trước khi nhảy đến nơi an toàn ở một cành cây khác.
Rắn hổ mang phun nọc cổ đen (Naja nigricollis) phân bố trên khắp các thảo nguyên và vùng bán sa mạc ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Chúng là những kẻ leo trèo xuất sắc, thường xuyên ẩn náu trong các kẽ hở của thân cây hoặc trườn dọc theo cành cây để tìm thức ăn. Tuy nhiên, xác ngựa vằn ăn dở không có trong thực đơn của chúng. Thay vào đó, loài rắn này thường ăn thịt động vật gặm nhấm, chim, ếch, thằn lằn và các loài rắn khác.
Báo hoa mai di chuyển linh hoạt giữa các cành cây nhưng không thể tới đánh chén con mồi.
Rắn hổ mang phun nọc cổ đen sở hữu nọc độc mạnh gây tổn thương tế bào. Giống như những loài rắn hổ mang phun nọc khác, chúng có thể phóng độc từ răng nanh khi bị đe dọa. Hành vi này thường diễn ra sau khi chúng đã phình rộng phần cổ như một lời cảnh báo đối phương phải tránh xa.
Nhiều khả năng con rắn trong video không thực sự quan tâm đến xác ngựa vằn mà chỉ bị quấy nhiễu chỗ nghỉ ngơi khi báo hoa mai xuất hiện. Con mèo lớn có vẻ cũng không định vật lộn với một con rắn độc đang giận dữ. Nó khéo léo tránh đi và có thể sẽ quay trở lại với bữa ăn của mình sau khi rắn hổ mang rời đi.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
