2 trong 4 con chuột túi bắt được ở Cao Bằng đã chết
Sau khi được bàn giao cho Vườn quốc gia Hoàng Liên, 2 trong 4 con chuột túi bắt được ở tỉnh Cao Bằng đã chết.
Ngày 22-12, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (trực thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên) cho biết 2 trong số 4 con chuột túi bắt được ở tỉnh Cao Bằng, được bàn giao cho trung tâm đã chết.
Cụ thể, cả 2 con chết đều là con đực, một con chết ngày 8-12 và một con chết ngày 12-12. Hai con còn lại sức khỏe tốt, tuy nhiên việc chăm sóc khó khăn vì nhiệt độ tại Sa Pa (Lào Cai) đang xuống thấp.
Các con chuột túi được phát hiện ở tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Facebook).
Cũng theo Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, 2 con chuột túi bị chết khi được tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cao Bằng đã có biểu hiện stress nhẹ, nguy cơ ủ bệnh từ trước.
Trong thời gian cách ly, 2 cá thể có các biểu hiện phát bệnh như mệt mỏi, thở khò khè, có dấu hiệu bị bệnh đường hô hấp. Trung tâm đã điều trị nhưng bệnh không giảm.
Hiện 2 con chuột túi này đã được cấp đông và có hướng làm tiêu bản lưu giữ phục vụ trưng bày, nghiên cứu.
Trước đó, ngày 16-11, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã tiếp nhận 4 cá thể chuột túi (tên khoa học Notamacropus rufogriseus) từ Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng bắt giữ được ngoài môi trường tự nhiên, do các đối tượng buôn lậu bỏ lại.

Loại động vật có trong sách đỏ với khả năng giao phối đến 8 giờ khiến giới khoa học sững sờ
Giới khoa học phải bối rối trước loại động vật có thể giao phối tới 8 giờ, để duy trì nòi giống. Loại động vật này là loại đặc hữu chỉ sống ở 1 nơi trên thế giới, có trong sách đỏ.

Thiên tài Darwin ngạc nhiên về trí thông minh của loài giun đất
Cuốn sách cuối cùng của Charles Darwin là Sự hình thành của nấm mốc thực vật, xuất bản năm 1881, thông qua hành động của giun đất, đã nói lên nhiều điều.

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?
Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn
Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...
