Rắn lục nhưng lại có màu đỏ nâu, "sát thủ bóng đêm" này nguy hiểm ra sao?

Họ Rắn lục là một họ rắn độc được tìm thấy trên khắp thế giới. Tại Việt Nam thì những loài rắn lục hầu như đều có màu xanh lục, do đó chúng ta thường nhìn thấy những con rắn lục màu xanh như rắn lục đuôi đỏ, rắn lục xanh, rắn lục von gen...

Thế nhưng không phải loài rắn lục nào cũng có màu xanh lục mà màu sắc của chúng khá đa dạng, trong đó có một loài rắn có màu sắc rất nổi bật có tên rắn lục cọ Guatemala (Tên khoa học là Bothriechis supraciliaris).


Rắn lục Bothriechis supraciliaris. (Ảnh: Raby Núñez)

Rắn lục cọ Guatemala dài trung bình khoảng 50–60 cm khi trưởng thành và cũng có thể đạt tới chiều dài 80 cm. Màu sắc của loài rắn này rất đa dạng, tùy thuộc vào môi trường, như màu xanh rêu, màu vàng hay nâu đỏ...

Trên mắt của loài rắn này có các vảy nhô cao như lông mi nên chúng còn có tên gọi khác là rắn lục cọ lông mi (Eyelash palm-pitviper); mắt có con người thẳng đứng như mắt mèo là đặc trưng ở các loài rắn lục.


Rắn lục cọ Guatemala (Tên khoa học là Bothriechis supraciliaris). (Ảnh: Derechos reservados)

Loài rắn này phân bố chủ yếu ở các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ như Mexico, Colombia, Venezuela, Costa Rica, Panama, Colombia, Ecuador... Chúng được tìm thấy ở các khu rừng ẩm thấp (mesic forest) và có độ cao 2,640 m so với mực nước biển.

Rắn lục cọ Guatemala hoạt động mạnh vào chiều tối và đêm; chúng có khả năng leo cây rất giỏi và có thể ngụy trang rất tốt với môi tường xung quanh. Thức ăn chủ yếu của rắn cọ là chim, thằn lằn, ếch, nhái...

Vì loài rắn này hòa lẫn vào mỗi trường nên đôi khi rất khó phát hiện; vì thế, các vụ người làm vườn hay làm nông bị rắn cắn xảy ra tương đối nhiều. Mặc dù có nọc độc nguy hiểm và rất khó phát hiện khi chúng ở trên cây nhưng lại hiếm khi gây tử vong. Thông thường, loài rắn này sẽ cắn mục tiêu với tốc độ rất nhanh để tiêm nọc rồi lần theo dấu vết con mồi để ăn thịt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News