Giải mã bí mật chôn giấu 50 năm: Tại sao Mỹ dùng bom hạt nhân phá hủy vệ tinh của Anh?

Các ghi chép liên quan tới vụ việc đã được giữ bí mật tới 50 năm, cho tới khi bức thư mật tiết lộ nguyên nhân vệ tinh đầu tiên của nước Anh bị phá hủy.

Vụ nổ phá hủy Ariel-1

Theo tờ EurAsian Times, ngày 26/4 vừa qua, Vương quốc Anh đã kỷ niệm 60 năm ngày triển khai vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo. Đáng nói, vệ tinh này đã vô tình bị Mỹ - quốc gia đang tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân khi ấy - phá hủy.

Vệ tinh Ariel-1 được sản xuất dưới hình thức liên doanh giữa Mỹ và Vương quốc Anh. London đã thiết kế và sản xuất hệ thống cốt lõi của vệ tinh này, còn NASA đưa nó vào quỹ đạo bằng tên lửa Thor-Delta.

Khi NASA đề nghị để các quốc gia khác phóng thiết bị khoa học của họ vào không gian, các nhà khoa học Anh đã đề xuất chương trình Ariel-1 với NASA vào năm 1959. Thông tin chi tiết đã được thông qua một cách dễ dàng và nhanh chóng do tình hữu nghị thân thiết giữa hai nước.

Năm sau đó, các nhà khoa học Anh đã được phép bắt tay vào phát triển các thiết bị đo đạc cần thiết, trong khi các kỹ sư Mỹ bắt đầu phát triển vệ tinh phù hợp với thiết bị này. Cuối cùng, Ariel-1 đã được phóng vào ngày 26/4/1962, khiến Anh trở thành quốc gia thứ ba vận hành vệ tinh, chỉ sau Liên Xô và Mỹ.

Giải mã bí mật chôn giấu 50 năm: Tại sao Mỹ dùng bom hạt nhân phá hủy vệ tinh của Anh?
Mô hình vệ tinh Ariel-1 tại Trung tâm hàng không và vũ trụ Udvar-Hazy. (Ảnh: EurAsian Times)

Mục đích là phân tích tác động bức xạ của tia X từ Mặt trời lên tầng khí quyển cao của Trái đất. Theo NASA, các thiết bị trên Ariel-1 được thiết kế để "tăng cường những hiểu biết hiện tại của con người về tầng điện ly", cũng như mối liên kết giữa nó với Mặt trời.

Ariel-1 được trang bị một máy ghi âm để lưu trữ dữ liệu, thiết bị phát hiện bức xạ mặt trời và nhiều thiết bị khác nhau để xác định cách các hạt khác nhau trong tầng điện ly phản ứng, và thay đổi như thế nào trước các kích thích bên ngoài từ vũ trụ, nhất là từ Mặt trời.

Ngày 9/7/1962, chỉ vài tuần sau khi Ariel-1 được đưa vào quỹ đạo và bắt đầu gửi dữ liệu về tầng điện ly xuống Trái đất, các nhà khoa học Anh đã vô cùng ngạc nhiên khi loạt cảm biến bức xạ trên Ariel-1 bắt đầu cho kết quả đo khác thường, cao một cách kỳ quặc. Họ nghi ngờ thiết bị trên vệ tinh đã bị hỏng hoặc trục trặc.

Vệ tinh Ariel-1 sau đó đã đột ngột mất tín hiệu, nhưng điều này không phải ngẫu nhiên xảy ra. Theo EurAsian Times, trước đó 4 ngày, quân đội Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân có sức công phá 1,4 megaton mang tên Starfish-Prime trên tầng khí quyển cao trong khuôn khổ Dự án Fish Bowl.

Vụ nổ này đã tạo ra một xung điện từ (EMP) đủ mạnh để làm suy yếu các liên lạc bằng sóng vô tuyến trên toàn thế giới, thậm chí còn làm hỏng hệ thống đèn đường ở Hawaii. Nó cũng tạo ra một làn sóng bức xạ mạnh phá hủy một số hệ thống của Ariel-1, bao gồm các tấm pin mặt trời, từ đó làm tê liệt vệ tinh này.

Giải mã bí mật chôn giấu 50 năm: Tại sao Mỹ dùng bom hạt nhân phá hủy vệ tinh của Anh?
Vệ tinh Ariel-1 được tên lửa Thor-Delta phóng vào quỹ đạo.

Bí mật được cất giấu 50 năm

Theo một báo cáo của BBC Future, các ghi chép liên quan tới vụ việc đã được giữ bí mật tới 50 năm. Mặc dù NASA đã kịp thời nhận ra điều gì đã xảy đến với vệ tinh Ariel-1 nhưng Vương quốc Anh không được cung cấp thông tin cụ thể.

Trên thực tế, sau một cuộc điều tra, các quan chức Anh đã sớm biết chuyện xảy ra với vệ tinh Ariel-1. Tử tước Hailsham, chủ tịch Thượng Nghị viện Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đương thời, đã thông báo cho Thủ tướng Anh Harold Macmillan.

Trong bản ghi nhớ dài 2 trang vào ngày 10/9/1962, ông Hailsham cho biết: "Mặc dù đã bị tổn hại nặng ở các tấm pin mặt trời nhưng vệ tinh Ariel-1 vẫn chưa chết hẳn".

Giải mã bí mật chôn giấu 50 năm: Tại sao Mỹ dùng bom hạt nhân phá hủy vệ tinh của Anh?
Ánh sáng phát ra từ vụ thử hạt nhân năm 1962 nhìn từ Honolulu, cách đó gần 1.500km. (Ảnh: Wikipedia)

Cũng theo bản ghi nhớ này, tổn thất tài chính của Anh trong dự án này vẫn nhỏ so với những gì Mỹ phải hứng chịu, bởi Washington là phía đóng góp phần lớn quỹ chương trình. Bên cạnh đó, vệ tinh Ariel-1 đã chứng minh được tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực nghiên cứu.

"Trước vụ nổ, Ariel-1 đã truyền về hàng nghìn giờ dữ liệu, và sẽ mất ít nhất 1 năm để phân tích ý nghĩa những gì nó truyền tải" - Ông Hailsham cho hay, đồng thời nhấn mạnh rằng, bên cạnh những giá trị khoa học đáng quan tâm, vòng đời ngắn ngủi của vệ tinh Ariel-1 cảnh báo mối nguy hại lớn của năng lượng hạt nhân khi trở thành vũ khí, cần phải được ngăn chặn bởi một hiệp ước chung.

Một năm sau bức thư gửi thủ tướng của tử tước Hailsham, hiệp ước cấm thử nghiệm, phổ biến vũ khí hạt nhân giữa Mỹ, Vương quốc Anh và Liên bang Xô Viết được ký kết năm 1963. Không những thế, đích thân thủ tướng Macmillan đã gửi thư phúc đáp tới Hailsham với tiêu đề "Rất cảm ơn bản giác thư tuyệt vời mà Ngài đã gửi". Tuy nhiên, phải 50 năm sau, bức thư mới được công khai.

Giải mã bí mật chôn giấu 50 năm: Tại sao Mỹ dùng bom hạt nhân phá hủy vệ tinh của Anh?
Tử tước Hailsham qua đời năm 2001, thọ 94 tuổi. (Ảnh: BBC)

Vụ nổ bom hạt nhân Starfish Prime không chỉ tàn phá Ariel-1, nó cũng góp phần dẫn tới sự thất bại sớm hơn dự kiến của Telstar - vệ tinh truyền hình đầu tiên trên thế giới.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự thì bị hấp dẫn bởi bởi những tác động của vũ khí mới sau sự cố này. Họ đã nghiên cứu xem liệu các tàu vũ trụ có thể bị hư hại bởi vũ khí hạt nhân hay vũ khí xung điện từ (EMP) hay không.

Các loại vũ khí EMP được thiết kế dành cho lực lượng trên bộ hoặc trang bị trên máy bay để phá hủy các hệ thống điện tử của đối phương trong một khu vực nhất định, hoặc phá hủy hệ thống radar của họ.

Trong khi chính phủ các quốc gia và nhiều nhà chiến lược quân sự bày tỏ sự quan ngại về EMP thì các chuyên gia quân sự vẫn đang hoài nghi về công nghệ này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao lăng mộ đầy ắp vàng bạc của pharaoh Tutankhamun có 2 xác ướp thai nhi?

Vì sao lăng mộ đầy ắp vàng bạc của pharaoh Tutankhamun có 2 xác ướp thai nhi?

Lăng mộ của vua Tutankhamun huyền thoại (Ai Cập cổ đại) từ khi được phát hiện và khai quật đã đặc biệt mê hoặc các nhà khảo cổ.

Đăng ngày: 11/05/2022
Vì sao kỹ nữ Trung Quốc xưa luôn buộc sợi chỉ đỏ ở eo?

Vì sao kỹ nữ Trung Quốc xưa luôn buộc sợi chỉ đỏ ở eo?

Kỹ nữ Trung Quốc thời phong kiến thường buộc một sợi chỉ đỏ ở eo. Thứ đồ kỳ lạ ấy ẩn chứa nhiều bí mật bất ngờ không hẳn ai cũng biết.

Đăng ngày: 10/05/2022
Vì sao bạn khó

Vì sao bạn khó "dứt tình" với người mình yêu?

Theo các nhà khoa học, buộc lòng phải " quên" người mình đang yêu thật sự rất khó khăn, như việc đang muốn uống nước mà tự nhủ rằng mình không khát.

Đăng ngày: 10/05/2022

"Vàng" ở núi lửa này có gì đặc biệt mà khiến hàng trăm công nhân mạo hiểm mạng sống để lấy?

Tại sao họ lại phải mạo hiểm lấy thứ " vàng" này?

Đăng ngày: 09/05/2022
Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Tại sao những loài chim xây tổ hình cốc có tỷ lệ sống cao hơn chim xây tổ mái vòm?

Hầu hết các loài chim biết hót đều có nguồn gốc từ Australasia khoảng 45 triệu năm trước.

Đăng ngày: 06/05/2022
Vì sao cá heo được Nga triển khai bảo vệ căn cứ quan trọng giữa cuộc chiến với Ukraine?

Vì sao cá heo được Nga triển khai bảo vệ căn cứ quan trọng giữa cuộc chiến với Ukraine?

Ảnh chụp từ vệ tinh gần đây phát hiện Nga bí mật triển khai cá heo đã được huấn luyện để bảo vệ một căn cứ hải quân quan trọng của nước này trên Biển Đen.

Đăng ngày: 05/05/2022
Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?

Người ta nói rằng khi lính bắn tỉa rút lui có thể vứt súng đi nhưng nhất định phải giữ kính ngắm bên mình.

Đăng ngày: 04/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News