Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy

Khi san hô trên thế giới đang chết dần, thì trái tim của biển Philippines vẫn đang đập loạn nhịp.

Trong khi hầu hết các rạn san hô trên thế giới đều lâm vào nguy cơ bị tẩy trắng vì nước biển bị acid hóa, thì Tubbataha của Philippines vẫn vẹn nguyên. Nhờ nỗ lực bảo tồn, Tubbataha hiện đang là địa điểm lặn tuyệt vời nhất trên thế giới.

Một thiên đường đúng nghĩa

Năm 1981, Angelique Songco lần đầu tiên tham quan rạn san hô Tubbataha. Lập tức, cô bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp ngoài sức tưởng tượng. "Dù chưa có hiểu biết gì về giá trị sinh thái, nhưng tôi tin vẻ đẹp tuyệt diệu đó phải được bảo vệ" - Songco chia sẻ với Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF).

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Quần thể cá dày đặc ở Tubbataha.

Để thực hiện lý tưởng của mình, Songco đã đăng ký làm quản lý công viên quốc gia Tubbataha vào năm 2001. Kể từ lúc này, cô cống hiến toàn bộ cuộc đời cho việc bảo vệ rạn san hô.

Nỗ lực của Songco được đáp trả xứng đáng. Trong khi gần như toàn bộ thế giới đau đớn vì những rạn san hô bị tẩy trắng, bị hủy hoại, Tubbataha vẫn lung linh như ngày đầu cô gặp chúng.

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Tubbataha có 600 loài cá và 360 loài san hô.

Tháng 5/2017, khi nhiếp ảnh gia David Doubilet (Mỹ) đến thăm Tubbataha, ông phải thốt lên kinh ngạc: "Điều đầu tiên bạn nhận ra, ấy là đây mới chính là thiên nhiên hoang dã".

Tại Tubbataha, ở độ sâu khoảng 100m là thiên đường tràn ngập các loại cá và san hô. Cá đuối bò sát đáy biển. Cá mập báo bơi thành đàn. Tubbataha có đến 600 loài cá và 360 loài san hô.

Hai hòn đảo nhỏ của Tubbataha cũng là nơi trú ngụ cho khoảng 100 loài chim biển. Mọi dấu hiệu đều là minh chứng cho thấy Tubbataha vẫn đang ở trạng thái nguyên thủy nhất của sinh thái biển. "Thực sự kỳ diệu" - nhà sinh học John McManus (Mỹ) nhận định.

Bảo tồn kịp thời

Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên là đặc điểm nổi bật tại Tam giác San hô (Coral Triangle) - vùng biển hết sức trù phú ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt cá và các phương tiện đường biển đang dần hủy hoại hệ sinh thái nơi đây.

Còn Tubbataha, "cô gái" ấy tránh được số phận này là nhờ sự cô lập.

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Khoảng 100 loài chim biển của Philippines sinh sống tại Tubbataha.

Tubbataha nằm gần trung tâm biển Sulu - cách nơi có cư dân sinh sống khoảng 145km. Hai hòn đảo của Tubbataha cũng không có nước ngọt, không thích hợp cho người đến ở.

Những năm 1980, ngư dân địa phương sử dụng thuyền nhỏ có gắn động cơ, thực hiện hoạt động đánh bắt tại vùng biển giàu có bậc nhất Philippines này. Tuy nhiên, các nhà hoạt động thiên nhiên lập tức thỉnh cầu chính phủ có hành động bảo vệ thích hợp. Đến năm 1988, tổng thống Corazon Aquino đã quy định Tubbataha là công viên biển quốc gia.

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Đây cũng là công viên biển đầu tiên của Philippines.

Đây cũng là công viên biển đầu tiên của Philippines. 5 năm sau, UNESCO ghi danh Tubbataha vào Danh sách Di sản Thế giới.

Tất nhiên, không thể thiếu công lao của Songco. Suốt 16 năm qua, cô nhiệt tình xây dựng, thúc đẩy sự ủng hộ của cộng đồng đối với công tác bảo tồn Tubbataha. Người ta thậm chí gọi cô là "nàng tiên" phù hộ cho hoạt động bảo tồn sinh thái biển.

Nhờ lệnh cấm khai thác tài nguyên biển tại Tubbataha, kèm theo lệnh giới hạn giao thương đường biển ngang đây, mà sinh thái Tubbataha hoàn toàn được bảo vệ. Bên cạnh đó, việc bảo an được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Một số nhân viên là thành viên của quân đội Philippines làm việc từ năm 1995.

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Tubbataha được xem như địa điểm lặn đẹp nhất trên thế giới.

Hiện tại, Tubbataha được xem như địa điểm lặn đẹp nhất trên thế giới, thu hút vô số du khách. So với lợi ích từ đánh bắt cá, du lịch đem lại lợi ích nhiều hơn. Ngành du lịch tại Tubbataha cũng thỏa thuận chia sẻ doanh thu nhằm trợ giúp chính quyền địa phương.

Thêm vào đó, Tubbataha cũng giúp gia tăng sản lượng hải sản của Philippines, chiếm 29% trong tổng số. Theo nhà sinh học Angel Alcala, dòng hải lưu ngang qua Tubbataha mang theo vô số ấu trùng tới các vùng còn lại của Biển Sulu, bổ sung nguồn thức ăn, qua đó đảm bảo sự sinh tồn cho các sinh vật biển.

Nhưng vẫn còn đó nguy cơ trong tương lai

Dù công tác bảo tồn mang lại hiệu quả cao ở Tubbataha, thách thức vẫn còn đó. Những tay săn trộm lén lút tìm kiếm, bẫy bắt chim biển, ăn cắp trứng... Đánh bắt hải sản bất hợp pháp cũng ít nhiều diễn ra.

Một số sự kiện khác cũng khiến san hô bị hư hại. Như năm 2013, tàu hải quân quét mìn của Mỹ mắc kẹt trên rạn san hô Tubbataha đã khiến gần 2000m2 san hô bị tổn hại nặng nề.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu lại mang nguy cơ lớn hơn cả. Dẫu Tubbataha có làm tốt công tác bảo tồn đến thế nào cũng không thể ngăn chặn việc Biển Sulu bị nóng lên hay dần axit hóa. Sự thay đổi của vùng biển kéo theo sự thay đổi của rạn san hô, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng, giống như những gì đã xảy ra với rạn san hô Great Barrier (Úc).

Rạn san hô thiên đường của Philippines vẫn vẹn nguyên dù thế giới đã lâm nguy
Đoạn san hô bị tẩy trắng tại Great Barrier.

Cảnh báo gần đây của UNESCO cho biết, đến năm 2040, các rạn san hô thế giới phải đối mặt với nguy cơ lớn ít nhất 2 lần trên mỗi thập kỷ. Nếu tình trạng tăng CO2 vẫn tiếp diễn, ngay cả Tubbataha cũng không tránh được "án tử hình".

Loading...
TIN CŨ HƠN
San hô đẻ trứng: Tuyệt phẩm của thiên nhiên!

San hô đẻ trứng: Tuyệt phẩm của thiên nhiên!

Để chụp được cảnh san hô để trứng, một nhiếp ảnh gia nhất định phải đợi đến tuần trăng tròn và khi biển ấm nhất.

Đăng ngày: 02/07/2018
Quái vật tí hon

Quái vật tí hon "ăn thịt người" xâm chiếm nhiều bãi biển Mỹ

Mùa hè là thời điểm không thể thích hợp hơn để đi biển. Nhưng giữa muôn vàn bãi biển xinh đẹp trên hành tinh này, hãy né bang Florida của Mỹ ra - ít nhất là vào lúc này.

Đăng ngày: 30/06/2018
Cá voi lưng gù 20 tấn phi thân dựng đứng trên mặt biển

Cá voi lưng gù 20 tấn phi thân dựng đứng trên mặt biển

Cú nhảy theo chiều thẳng đứng kéo dài hai giây của cá voi lưng gù khổng lồ giữa biển Australia lọt vào ống kính một nhiếp ảnh gia nghiệp dư.

Đăng ngày: 29/06/2018
Thợ lặn chộp được khoảnh khắc bên trong miệng một con cá lúc đang bơi

Thợ lặn chộp được khoảnh khắc bên trong miệng một con cá lúc đang bơi

Đôi khi hay không bằng hên và anh chàng thợ lặn Shawn Murphy là người đã may mắn chụp được hình ảnh bên trong miệng một con cá mú đúng khoảnh khắc lúc nó há to mồm.

Đăng ngày: 26/06/2018
Loài cá ở độ sâu gần 400 mét dạt vào bờ biển Mỹ

Loài cá ở độ sâu gần 400 mét dạt vào bờ biển Mỹ

Cá dơi thường sống ở độ sâu hàng trăm mét chết và dạt vào bờ biển khiến các chuyên gia bối rối.

Đăng ngày: 22/06/2018
Nơi được ví như nhà trẻ của cá đuối manta khổng lồ

Nơi được ví như nhà trẻ của cá đuối manta khổng lồ

Một khu vực sinh sống hiếm thấy của cá đuối manta được phát hiện ở Khu bảo tồn biển Flower Garden Banks thuộc vịnh Mexico, ngoài khơi bang Texas, Mỹ, Tech Times hôm 19/6 đưa tin.

Đăng ngày: 22/06/2018
Tôm hùm màu kẹo bông gòn trăm triệu con mới có một

Tôm hùm màu kẹo bông gòn trăm triệu con mới có một

Ngư dân người Canada Robin Russell bắt được con tôm hùm có màu vỏ độc đáo vào tháng 11 năm ngoái, theo National Geographic.

Đăng ngày: 21/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News