Rạng sáng 17-8 sẽ có nguyệt thực một phần

Tiếp theo hiện tượng nhật thực và mưa sao băng Perseids, rạng sáng 17-8, một sự kiện thiên văn đặc biệt khác sẽ diễn ra: nguyệt thực một phần.

Nguyệt thực thường diễn ra vào các đêm rằm, khi Mặt trăng đi vào vùng tối phía sau Trái đất. Lúc này Mặt trăng không còn được Mặt trời chiếu sáng trực tiếp nên không sáng như bình thường. Khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối sẽ diễn ra nguyệt thực bán dạ, và khi vào vùng tối sẽ có nguyệt thực toàn phần hoặc một phần.

Theo NASA, lần nguyệt thực một phần này có độ che phủ khá lớn, 81% quan sát được ở hầu hết các vùng trên thế giới, trừ Bắc Mỹ.

Ảnh quá trình chuyển biến của Mặt trăng khi diễn ra nguyệt thực - Ảnh: skyandtelescope


Thời gian diễn ra nguyệt thực vào rạng sáng 17-8 theo số liệu của NASA (giờ Việt Nam):

- 1g23, Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất. Nguyệt thực bán dạ bắt đầu, chuyển biến này rất khó nhận biết bằng mắt, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ thấy màu sắc của Mặt trăng hơi tối.

- 2g35, Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái đất. Nguyệt thực một phần bắt đầu, góc bị che sẽ chuyển sang màu sẫm đỏ.

- 4g10, nguyệt thực cực đại, 81% đĩa Mặt trăng sẽ có màu sẫm đỏ.

- 5g44, Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi vùng tối. Kết thúc vùng sẫm màu trên Mặt trăng.

- 6g57, Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi vùng nửa tối. Kết thúc nguyệt thực.

Nguyệt thực lần này diễn ra khi trăng đang lặn, vào thời điểm nguyệt thực cực đại trăng vẫn còn khá cao, khoảng hơn 20 độ ở hướng tây, thuận lợi cho việc quan sát nếu không bị che chắn bởi nhà cao tầng và trời không có mưa và nhiều mây.

Sau nguyệt thực sáng 17-8, phải đến năm 2010 những người quan sát ở Việt Nam mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại hiện tượng này.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 23/05/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 19/05/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 19/05/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 18/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News