Rạng sáng mai, bầu trời xuất hiện 2 hành tinh hợp nhất

Rạng sáng 30-4 và 1-5, chỉ bằng mắt thường, những người yêu thích thiên văn có thể quan sát 2 hành tinh sáng rõ trên bầu trời va chạm, hợp nhất thành một thiên thể kỳ ảo duy nhất.

Theo NASA, đó sẽ là một sự hợp nhất không hoàn toàn bởi các hành tinh vẫn lệch nhau 0,2 độ, nhưng hầu như với góc nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ thấy 2 thiên thể hoàn toàn tạo thành một khối. Đó là sao Kim và sao Mộc, 2 trong số các vật thể thiên văn dễ dàng quan sát nhất trên bầu trời nên bạn sẽ không gặp chút khó khăn nào để chiêm ngưỡng.

Cảnh tượng ngoạn mục này tiếp tục lặp lại vào rạng sáng 1-5, 2 hành tinh vẫn lệch nhau một chút nhưng vị trí sẽ bị đảo ngược, theo Science Alert.

Rạng sáng mai, bầu trời xuất hiện 2 hành tinh hợp nhất
Ảnh đồ họa của NASA mô tả cảnh tượng tương lai theo góc nhìn từ Huntsville, Alabama - Mỹ, trong đó vật thể sáng nhất trên bầu trời chính là 2 hành tinh hợp nhất - (Ảnh: NASA)

Tất nhiên, sao Kim và sao Mộc không thực sự hợp nhất theo nghĩa đen mà chỉ hợp nhất theo góc nhìn của người Trái đất, khi chúng vô tình thẳng hàng theo phương quan sát từ phía chúng ta.

Đây là sự kết hợp hành tinh thứ 2 mà người Trái đất có cơ hội quan sát trong tháng 4. Trước đó sao Hỏa và sao Thổ đã có một màn hợp nhất ngoạn mục như vậy.

Theo nhận định từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA, màn hợp nhất vào rạng sáng 30-4 là một kết hợp "cực gần" và đáng để chiêm ngưỡng. Nếu bạn có ống nhòm hoặc kính thiên văn, bạn có thể quan sát chúng rõ ràng hơn, thậm chí một số mặt trăng của sao Mộc có thể hiện ra qua kính thiên văn.

Theo Earth Sky, sao Kim sẽ có cường độ chiếu sáng là -4 và sao Mộc là -2,1, đủ để quan sát rõ ràng. Thời điểm quan sát rõ nhất là 1 giờ trước bình minh. Bạn cũng sẽ không sợ ánh sáng trăng che lấp các hành tinh bởi đây là thời điểm trăng non.

Theo dự báo của NASA, một màn hợp nhất ngoạn mục hơn sẽ xảy ra vào ngày 24-6 sắp tới: tất cả các hành tinh khác của Mặt trời sẽ thẳng hàng theo góc nhìn từ Trái đất, gần như kết hợp thành 1 "siêu hành tinh" duy nhất. Đa số các hành tinh có thể quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ chỉ cần kính thiên văn đối với sao Thiên Vương và sao Hải Vương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiếp ảnh gia dành 10 năm chụp 48 màu sắc tuyệt đẹp của Mặt trăng

Nhiếp ảnh gia dành 10 năm chụp 48 màu sắc tuyệt đẹp của Mặt trăng

Hóa ra mặt trăng không chỉ có màu trắm xám hay xám đen như chúng ta thường thấy, thay vào đó màu sắc của nó vô cùng đa dạng.

Đăng ngày: 29/04/2022
Trung Quốc lên kế hoạch tìm kiếm Trái đất 2.0, sử dụng một vệ tinh chứa tới bảy kính viễn vọng

Trung Quốc lên kế hoạch tìm kiếm Trái đất 2.0, sử dụng một vệ tinh chứa tới bảy kính viễn vọng

Trong tháng này, các nhà nghiên cứu Trung Quốc sẽ công bố chi tiết về dự án tìm Trái Đất thứ hai.

Đăng ngày: 29/04/2022
Người phụ nữ da đen đầu tiên lên trạm ISS trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng

Người phụ nữ da đen đầu tiên lên trạm ISS trong nhiệm vụ kéo dài 6 tháng

Phi hành gia Jessica Watkins đã làm nên lịch sử vào hôm 27.4 khi trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên được phóng lên không gian cho một nhiệm vụ kéo dài trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 28/04/2022
Tàu NASA sẽ ghé thăm tiểu hành tinh khổng lồ bay gần Trái đất

Tàu NASA sẽ ghé thăm tiểu hành tinh khổng lồ bay gần Trái đất

Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA sẽ khám phá một tiểu hành tinh khổng lồ có thể bay tới gần Trái Đất hơn phần lớn vệ tinh địa tĩnh vào năm 2029.

Đăng ngày: 28/04/2022
Sóng hấp dẫn cho thấy hai hố đen hợp nhất, rồi bắn đi với vận tốc 2,5 triệu km/h

Sóng hấp dẫn cho thấy hai hố đen hợp nhất, rồi bắn đi với vận tốc 2,5 triệu km/h

Từ hai trạm quan sát sóng hấp dẫn LIGO (Mỹ) và Virgo (Ý), các nhà khoa học phát hiện ra một loạt sóng bay tới khu vực Trái Đất vào hôm 29/01/2020.

Đăng ngày: 28/04/2022
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 28/04/2022
4 hành tinh xếp hàng thẳng tạo nên hiện tượng thiên văn kỳ thú

4 hành tinh xếp hàng thẳng tạo nên hiện tượng thiên văn kỳ thú

Nhà vật lý thiên văn người Ý Gianluca Masi đã ghi lại được khoảnh khắc độc đáo về " cuộc diễu hành" của các hành tinh.

Đăng ngày: 27/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News