Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Những tháng cuối năm thường diễn ra các trận mưa sao băng định kỳ, trong đó có mưa sao băng Orionids kéo dài từ 2/10-7/11 và đạt cực đại rạng sáng ngày 22/10.

Theo Date and Time, từ khoảng 23h ngày 21 đến rạng sáng 22/10 (giờ Việt Nam), hiện tượng mưa sao băng Orionids sẽ diễn ra cực đỉnh. Những ai yêu thích thiên văn học có thể quan sát hiện tượng từ TP.HCM.

Có khoảng 15-30 vệt sao băng xuất hiện mỗi giờ trong thời gian cao điểm của đợt mưa sao băng Orionids. Thời gian di chuyển của sao băng có thể đạt hơn 65 km/s, tỏa ra những tia sáng rực rỡ và vệt đuôi lưu lại trên bầu trời hơn một phút.

Mưa sao băng Orionids phát nguồn từ sao chổi Halley nổi tiếng, là một trong số ít các trận mưa sao băng có thể quan sát tốt từ cả hai bán cầu.

Sao chổi được cấu tạo từ cacbonic, metan, nước đóng băng cũng như bụi và các khoáng chất còn sót lại sau thời kỳ đầu hình thành nên Hệ Mặt Trời. Sao chổi Halley được đặt tên theo người phát hiện ra nó là Edmund Halley, có chu kỳ xuất hiện khoảng 76 năm và đã được nhiều nhà thiên văn học từ thời cổ đại ghi nhận. Lần cuối sao chổi này xuất hiện là vào năm 1986, dự đoán sẽ quay lại vào năm 2061.

Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM
Khu vực xuất hiện Orionids nằm ở giữa hai ngôi sao Betelgeuse và Rigel. (Ảnh: Bronberg Weather).

Khi Halley đi ngang Trái đất, các mảnh vụn ma sát với bầu khí quyển hành tinh, bốc cháy thành những vệt trắng và tạo thành hiện tượng gọi là “sao băng”. Định kỳ mỗi năm, đuôi đá bụi của Halley sẽ quét ngang Trái đất 2 lần. Trận mưa sao băng Eta Aquarids xảy ra vào tháng 5 vừa rồi cũng xuất phát từ những hạt bụi của sao chổi này.

Tên gọi Orionids xuất phát từ chòm Orion (Lạp Hộ), một chòm sao cực kỳ nổi bật và dễ nhận thấy bằng mắt thường. Các cơn mưa sao băng thường niên hay được đặt tên theo khu vực trên bầu trời mà con người quan sát được hiện tượng từ Trái đất. Để dễ xác định vị trí của Orionid, người quan sát nên nhìn về phía ngôi sao Betelgeuse trong chòm Orion. Các vệt sao băng sẽ nằm ở hướng Bắc ngôi sao này.

Khuya 21/10, điều kiện thời tiết khá thuận lợi để quan sát hiện tượng này. Mặt trăng lưỡi liềm không quá sáng, mọc từ sớm đến giữa đêm, không lấn át độ sáng của mưa sao băng nên có thể quan sát Orionids bằng mắt thường. Do đó, người yêu thiên văn không cần dùng đến thiết bị đặc biệt. Bạn nên chọn nơi thoáng đãng, cao ráo và trống trải như khu đất trống hay nhà cao tầng để chiêm ngưỡng Orionids.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Vòi rồng nước" cách Trái đất 81 triệu năm ánh sáng

Cặp thiên hà thuộc chòm sao Lynx (Thiên Miêu) trông giống vòi rồng nước nằm ngang trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble.

Đăng ngày: 21/10/2020
Bí ẩn những “dấu chân” kỳ lạ trên Mặt trăng

Bí ẩn những “dấu chân” kỳ lạ trên Mặt trăng

Những hình ảnh được mô tả giống những dấu chân trên bề mặt của Mặt trăng, nhưng nó nằm cách xa khoảng 16km so với địa điểm các phi hành gia đã từng khám phá.

Đăng ngày: 21/10/2020
Phát hiện siêu Trái đất ở cách 120 năm ánh sáng

Phát hiện siêu Trái đất ở cách 120 năm ánh sáng

Hành tinh TOI-1266 c lớn gấp 1,5 lần Trái Đất và mất 11 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.

Đăng ngày: 21/10/2020
Chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ

Chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ

Felicette – “cô” mèo đầu tiên bay vào vũ trụ với quỹ đạo bay trong vòng 15 phút vào ngày 18/10/1963.

Đăng ngày: 20/10/2020
Sau 60 năm, NASA mới làm nhà vệ sinh cho phi hành gia nữ

Sau 60 năm, NASA mới làm nhà vệ sinh cho phi hành gia nữ

Sự có mặt của hệ thống nhà vệ sinh mới dành cho phi hành gia nữ đang thể hiện quyết tâm đưa phái yếu đặt chân lên Mặt Trăng của NASA.

Đăng ngày: 20/10/2020
Vật thể sắp nổ to bằng 764 Mặt trời, ở gần Trái đất hơn tưởng tượng

Vật thể sắp nổ to bằng 764 Mặt trời, ở gần Trái đất hơn tưởng tượng

Nghiên cứu mới đã hé lộ sự thật về ngôi sao Betelgeuse, vật thể sáng thứ 12 trên bầu trời Trái đất và thường xuyên mờ tỏ như bóng ma.

Đăng ngày: 19/10/2020
Cùng nghe thứ âm thanh tuyệt diệu của vũ trụ, được tạo ra từ loạt ảnh chụp dải Ngân hà của NASA

Cùng nghe thứ âm thanh tuyệt diệu của vũ trụ, được tạo ra từ loạt ảnh chụp dải Ngân hà của NASA

NASA đã sử dụng quá trình chuyển hóa dữ liệu thành âm thanh để đem tới cách nhận thức về vũ trụ theo một cách hoàn toàn mới, đó là hé “âm thanh” của Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 19/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News