Rào cản ngăn thủ đô Indonesia xây trường thành chống ngập

Chính phủ Indonesia buộc phải đình chỉ thi công tường chắn sóng dài 24km chống ngập cho thủ đô Jakarta do lo ngại về vấn đề an toàn.

Kế hoạch dựng tường chắn sóng dài 24km chống ngập cho thủ đô Jakarta của chính phủ Indonesia đang chững lại do những lo ngại về an toàn đối với nhà máy điện lân cận. Một nghiên cứu của chính phủ chỉ ra tường chắn do nhà thầu Muara Wisesa Samudra (MWS) thi công có thể chặn nguồn nước biển để làm mát cho nhà máy điện Muara Karang ở cửa sông Kali Krendang, Strait Times hôm 21/9 đưa tin.

Rào cản ngăn thủ đô Indonesia xây trường thành chống ngập
Khu đất cải tạo để xây tường chắn sóng trên vịnh Jakarta nhìn từ trên cao. (Ảnh: Reuters).

Nurbaya Bakar, Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp, người đình chỉ dự án vào tháng 4 năm nay, nhấn mạnh MWS có thể tiếp tục công trình trong vòng vài tuần nếu họ đáp ứng những điều kiện an toàn cho nhà máy điện của chính phủ.

Cosmas Batubara, giám đốc điều hành MWS, cho biết công ty đã tìm ra giải pháp cho nhà máy thủy điện Muara Karang. Theo Batubara, công ty sẽ xây dựng một kênh đào để ngăn luồng nước mát chảy từ ngoài biển vào và nước nóng chảy từ nhà máy ra hòa lẫn vào nhau.

Dự án "Tường chắn sóng khổng lồ" được đưa ra thảo luận lần đầu tiên vào năm 1995. Tường chắn sóng do 17 đảo nhỏ nhân tạo hợp thành có thể giúp Jakarta thoát khỏi nguy cơ bị nhấn chìm do lụt lội và mực nước biển dâng cao.

Dự án ra đời sau khi những nghiên cứu chỉ ra thủ đô thấp trũng Jakarta của Indonesia đang chìm dần dưới mực nước biển với tốc độ lên tới 20cm mỗi năm, đặc biệt là các khu vực phía bắc thành phố. Chính quyền Jakarta đã nỗ lực nạo vét hệ thống kênh đào trong nhiều năm, và tường chắn sóng dài 24 km được coi là biện pháp quan trọng trong công cuộc phòng chống ngập lụt cho thành phố.

  • Venice không để nước xóa sổ với hệ thống đê chìm nổi
  • Hà Lan ngàn đời chống ngập bằng vắt nước lấy đất
  • Tokyo đẩy nước xuống "Điện Pantheon dưới đất", hồ lượn dưới sông
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Truy tìm nguồn gốc gà trống Gô loa, biểu tượng của nước Pháp

Gà trống Gô-loa không chỉ được gắn với đội tuyển Pháp mà nó còn được coi là biểu tượng của nước Pháp hàng trăm năm nay.

Đăng ngày: 29/03/2018
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News