Rất nhiều người không cập nhật được sinh trắc học ngân hàng: Chuyển sang thử cách này "một phát ăn ngay"

Chỉ mất khoảng vài phút bạn đã có thể cập nhật được toàn bộ quá trình cập nhật sinh trắc học ngân hàng.

Toát mồ hôi xác thực sinh trắc học ngân hàng

Theo Quyết định 2345/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1-7 tới đây, chỉ có những tài khoản thanh toán đã xác thực sinh trắc học thành công mới đủ điều kiện để chuyển tiền online từ 10 triệu đồng/lần và trên 20 triệu đồng/ngày.

Nhưng đến nay, rất nhiều người vẫn than phiền việc thực hiện quá khó khăn. Có nhiều nguyên nhân như điện thoại không có tính năng đọc NFC, hoặc mỗi điện thoại đọc NFC ở một vị trí khác nhau… khiến chủ tài khoản mệt nhoài khi xác thực sinh trắc học, nhất là những ai không thành thạo về công nghệ.

Rất nhiều người không cập nhật được sinh trắc học ngân hàng: Chuyển sang thử cách này một phát ăn ngay
Quét căn cước công dân là bước gặp nhiều khó khăn nhất khi xác thực sinh trắc học.

Nhiều người cho biết, khó khăn nhất là bước quét căn cước công dân gắn chíp. Ở một số mẫu điện thoại, việc thực hiện bước này rất khó khăn khiến ai cũng băn khoăn không hiểu là do căn cước công dân hay do điện thoại. Một số mẫu điện thoại vì không có chip NFC nên cũng không thể thực hiện quét căn cước công dân.

Trên VTC News, một giao dịch viên của ngân hàng thừa nhận, việc xác thực thông tin bằng sinh trắc học phải trải qua nhiều bước, trong đó bước dùng app quét thông tin trên chip của căn cước công dân thường xuyên bị khách hàng phản ánh là gặp sự cố, khiến họ không thể thực hiện các bước tiếp theo.

Vì sao không thể cập nhật sinh trắc học ngân hàng?

Khi cập nhật thông tin sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng, người dùng sẽ gặp những lỗi như: Không thể bổ sung thông tin sinh trắc học, không thể xử lý yêu cầu xác thực, chưa cập nhật được CCCD, thiết bị không có NFC, CCCD không khớp thông tin,....

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể cập nhật thông tin sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng của mình.

Điện thoại bạn không có NFC

Các dòng điện thoại phiên bản cũ hơn có thể không hỗ trợ tính năng NFC nên không thể đọc được dữ liệu CCCD gắn chip. Với các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành iOS hỗ trợ NFC bao gồm: iPhone 7 series trở lên, iPhone SE 2020 trở lên.

Đặt sai vị trí thẻ CCCD gắn chip

Thông thường, vị trí đặt thẻ CCCD gắn chip để quét NFC nằm ở mặt sau của điện thoại, gần khu vực camera hoặc logo của hãng. Tuy vậy, mỗi dòng điện thoại sẽ có vị trí NFC khác nhau, nếu ứng dụng ngân hàng báo không khớp, bạn hãy thử di chuyển từ tử vị trí của điện thoại cho đến khi thành công.

Thẻ CCCD gắn chip không nằm cố định

Để có thể quét NFC nhanh và thuận tiện, bạn nên đặt thẻ CCCD gắn chip lên mặt phẳng bất kỳ (bàn làm việc hay sàn nhà) rồi sau đó mới đặt điện thoại lên để đọc thông tin thẻ. Không nên cầm thẻ CCCD gắn chip và điện thoại trên tay để quét, việc cầm như thế đôi khi tay bạn sẽ bị rung, dẫn đến quá trình đọc thông tin không hoàn thành được.

Điện thoại chưa được tháo ốp lưng

Do ốp lưng có thể làm giảm khả năng nhận diện chip của điện thoại nên nếu điện thoại của bạn có ốp lưng, hãy thử tháo ra để quét NFC.

Đặt thẻ CCCD sai chiều

Đặt thẻ CCCD sai chiều là nguyên nhân khiến nhiều người dùng không thể quét NFC trên điện thoại. Chiều đúng sẽ là mặt sau của CCCD (mặt có chứa con chip) phải hướng về mặt lưng của điện thoại.

Cách xác thực sinh trắc học trong ứng dụng ngân hàng một phát ăn ngay

Trước khi cập nhật sinh trắc học khuôn mặt qua app ngân hàng, bạn cần chuẩn bị: CCCD có gắn chip, điện thoại hỗ trợ NFC (kết nối cảm ứng tầm ngắn), cập nhật ứng dụng ngân hàng ở phiên bản mới nhất.

Các ngân hàng đều có hướng dẫn cụ thể về cách xác thực sinh trắc học trong ứng dụng của mình. Dưới đây là những bước cơ bản nhất của quá trình này.

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng

Rất

Bước 2: Chọn Cập nhật sinh trắc học

Thông thường, dòng thông báo kêu gọi cập nhật sinh trắc học sẽ được đặt trên đầu để người dùng bấm thực hiện ngay. Còn nếu không hiện ở màn hình chính, bạn có thể tìm trong mục Cài đặt hoặc Tài khoản.

Ví dụ như ở ứng dụng VPBank thì thông báo này hiện lên ngay từ khi đăng nhập, còn với Vietinbank thì có thể truy cập ở mục "Cài đặt FacePay" trong mục "Xác thực giao dịch" - Cài đặt. Với Techcombank, nhấn chọn vào mục Cài đặt> Chọn tiếp mục Thông tin cá nhân.

Rất
Ảnh: Đời sống pháp luật

Bước 3: Chụp mặt trước, mặt sau CCCD gắn chip, mã QR ở cạnh phải mặt trước

Bạn cần để CCCD lên một bề mặt phẳng, không có ánh sáng rọi thẳng vì nếu phát hiện ra bị chói, lóa ứng dụng sẽ không nhận.

Bước 4: Chụp khuôn mặt

Theo đó, bạn nên chọn những nơi ít người, đồ vật ở phía sau, có ánh sáng đủ tốt để làm rõ mặt. Ứng dụng ngân hàng sẽ cần bạn phải quay sang trái, phải, cúi xuống và góc chính diện; lưu ý là nên quay đầu chậm rãi vì quay quá nhanh sẽ gặp lỗi và phải thực hiện lại.

Bước 5: Thực hiện thu thập thông tin CCCD gắn chip

Để thực hiện bước này bạn cần bật tính năng NFC trên smartphone lên. iPhone sẽ luôn bật tính năng này, còn với điện thoại Android sẽ nằm trong mục Cài đặt> Kết nối (Connections).

Khi đã bật NFC lên, bạn đưa căn cước công dân có gắn chip lại gần mặt lưng của smartphone, sau đó giữ khoảng 3 - 4 giây để ứng dụng có thể đọc được thông tin trên thẻ.

Hoặc có thể đặt CCCD sát dưới điện thoại, di chuyển từ trên xuống dưới để tìm vị trí đọc chip. Khi điện thoại có dấu hiệu rung, giữ nguyên CCCD và điện thoại.

Bước 6: Hoàn tất đọc thông tin CCCD gắn chip, chọn “Đăng ký sinh trắc học & cập nhật hồ sơ”

Ở bước cuối cùng này, ứng dụng sẽ hiện lại toàn bộ thông tin của bạn để kiếm tra lại 1 lần rồi xác nhận là xong.

Rất

Cách cập nhật sinh trắc học ngân hàng "một phát ăn ngay"

Rất nhiều người khi thực hiện bổ sung sinh trắc học đều thất bại ở bước quét căn cước công dân mà không rõ nguyên do. Tuy nhiên, ngoài cách đặt thẻ căn cước nằm ngang khi quét, người dùng có thể đặt thẻ lên đầu điện thoại như cách thức trong clip dưới đây được ngân hàng Techcombank khuyến cáo.

Trước đó, một bài đăng trên mạng xã hội Threads về việc không thể bổ sung sinh trắc học của ứng dụng ngân hàng Techcombank trên iPhone đã thu hút hàng trăm bình luận. Trong đó có hàng trăm người tỏ rõ sự bực bội khi không thể quét căn cước theo cách quen thuộc.

Về sau, một nhân viên Techcombank đã hướng dẫn cách quét thẻ căn cước theo cách mới và rất nhiều người đã thực hiện thành công. Bài viết thu hút hàng nghìn lượt xem và sau đó đã được chia sẻ rộng rãi.

Rất


Chỉ cần 1 chạm hướng dẫn xác thực sinh trắc học ngân hàng. (Nguồn: Techcombank).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách kích hoạt NFC để quét CCCD gắn chip

Cách kích hoạt NFC để quét CCCD gắn chip

Công nghệ NFC đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc xác thực danh tính bằng CCCD gắn chip.

Đăng ngày: 26/06/2024
Bạn đã biết cách hỏi Google xem con sư tử kêu như thế nào chưa?

Bạn đã biết cách hỏi Google xem con sư tử kêu như thế nào chưa?

Google đã âm thầm bổ sung tiếng kêu của một số loài động vật phổ biến vào tính năng của bộ máy tìm kiếm Google Search. Đây là cách kích hoạt tính năng tìm kiếm đó.

Đăng ngày: 25/06/2024
Wi-Fi mà chúng ta dùng lướt web hàng ngày vừa có một phát hiện bất ngờ

Wi-Fi mà chúng ta dùng lướt web hàng ngày vừa có một phát hiện bất ngờ

Công nghệ tiên tiến này được giới thiệu bởi một công ty quản lý năng lượng Đài Loan (Trung Quốc) tại Computex.

Đăng ngày: 13/06/2024
Cách xử lý khi máy tính đã mở nhưng màn hình không hiển thị

Cách xử lý khi máy tính đã mở nhưng màn hình không hiển thị

Một sự cố khá phổ biến là mặc dù máy tính đã được bật lên nhưng màn hình lại không có tín hiệu, vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Đăng ngày: 12/06/2024
Smartphone sạc đầy pin trong 1 phút:

Smartphone sạc đầy pin trong 1 phút: "Cú lừa" hay bước đột phá chưa từng có?

Nhờ một nghiên cứu đột phá từ Đại học Colorado (Mỹ), việc smartphone có thể sạc đầy pin trong 1 phút không còn là một điều quá xa vời.

Đăng ngày: 11/06/2024
Nguyên nhân và cách khắc phục eSIM mất sóng hiệu quả nhất

Nguyên nhân và cách khắc phục eSIM mất sóng hiệu quả nhất

eSIM là dịch vụ SIM tích hợp của Viettel có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có khả năng mắc phải tình trạng eSIM mất sóng.

Đăng ngày: 04/06/2024
Sau 22 năm, WinRAR chính thức khai tử bộ cài bằng đĩa CD

Sau 22 năm, WinRAR chính thức khai tử bộ cài bằng đĩa CD

Bộ cài WinRAR phiên bản CD chính thức trở thành hàng " limited" từ ngày hôm nay.

Đăng ngày: 04/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News