Rita Levi-Montalcini - Người có nhiều cống hiến cho nền khoa học Ý
Rita Levi-Montalcini (22/4/1909 - 30/12/2012) là một nhà thần kinh học người Ý. Bà cùng đồng nghiệp Stanley Cohen đã phát hiện ra "nhân tố tăng trưởng thần kinh" (Nerve Growth Factor, NGF) và được giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986 nhờ công trình này.
NGF hiện được nghiên cứu thêm về các đặc tính điều trị tiềm năng với các bệnh lý thần kinh như Alzheimer và các bệnh lý về tế bào như ung thư.
Rita Levi-Montalcini sinh ra trong một gia đình người Do Thái tại thành phố Turin, Ý. Bà sớm có quyết tâm theo học ngành Y và ghi danh vào học trường Y khoa Torino năm 1930.
Rita Levi-Montalcini trong phòng thí nghiệm năm 1959.
Sau khi tốt nghiệp năm 1936, con đường theo đuổi ngành Y của bà bị cản trở bởi Tuyên ngôn Chủng tộc của Benito Mussolini về người Do Thái. Sau đó, bà buộc phải di tản tới Florence nhưng bà đã quay lại quê nhà sau chiến tranh.
Gia đình Levi-Montalcini có 4 người con. Trong ảnh, Rita là cô bé ngoài cùng bên phải.
Năm 1947, Rita nhận lời làm việc tại Đại học Washington, St. Louis, Missouri (Mỹ), cùng với nhà động vật học Viktor Hamburger, người đang nghiên cứu sự phát triển của mô thần kinh trong phôi gà.
Hình ảnh Rita Levi-Montalcini năm 11 tuổi.
Trong quá trình quan sát một số mô ung thư, Rita và Viktor đã tìm ra tác động của một chất trong khối u mà họ đặt tên là "nhân tố tăng trưởng thần kinh" (NGF) - một chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các tế bào thần kinh.
Chân dung nhà khoa học Rita Levi-Montalcini năm 1975.
Nhà sinh học Stanley Cohen, người đồng nghiệp của bà, sau đó đã có thể phân tách NGF khỏi khối u. Nhờ công trình nghiên cứu này mà và Rita và Stanley đều nhận được giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1986.
Rita Levi-Montalcini trong một chuyến nghỉ dưỡng.
Rita thành lập Viện Sinh học Tế bào ở Rome (Ý) vào năm 1962 và năm 1987, bà được trao Huân chương Khoa học Quốc gia.
Nhà khoa học ở tuổi 98.
Năm 2001, bà được phong danh hiệu "Thượng nghĩ sĩ trọn đời" ở Thượng viện Ý nhờ những cống hiến của mình cho nền khoa học Ý và thế giới, bất chấp những khó khăn và chỉ trích bà đã gặp phải do là người Do Thái.
Rita Levi-Montalcini trong bữa tiệc mừng sinh nhật thứ 100 của mình tại tòa thị sảnh Roma, Ý, năm 2009
Bà qua đời năm 2012, thọ 103 tuổi và được coi là người đạt giải Nobel sống thọ nhất, tính đến năm 2012. Rita được tri ân cho tới ngày nay và tên của bà còn được đặt cho một giống hoa lan lai năm 2016 (Ophrys montalciniae).
Giống hoa lan lai “Ophrys montalciniae” được đặt theo họ của nhà khoa học Rita Levi-Montalcini.

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

"Người cô đơn nhất thế giới" 25 năm sống một mình trong "thị trấn ma"
Ông Pablo Novak, 93 tuổi, trở về sinh sống tại thị trấn ma Epecuen (Argentina) suốt gần 25 năm qua; không ai khác ở đây sau khi thị trấn bị nhấn chìm trong nước lũ.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...

Cuộc đời thăng trầm của thiếu niên từng tự xây lò phản ứng hạt nhân tại nhà
Một thiếu niên 17 tuổi từng khiến cả nước Mỹ rúng động vì tự chế tạo lò phản ứng hạt nhân ngay trong nhà kho của gia đình. Chàng trai này đã qua đời ở tuổi 40, nhưng không phải vì nhiễm phóng xạ.

Cuộc đời của người đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển
Năm 1522, lần đầu tiên con người hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
