Robot bí mật trong nhiệm vụ Mặt trăng của Trung Quốc

Hình ảnh mới công bố về Hằng Nga 6, nhiệm vụ Mặt trăng mới nhất của Trung Quốc, cho thấy một robot thám hiểm nhỏ gắn vào tàu đổ bộ.

Hôm 3/5, Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh 5 lên vũ trụ, mang theo các phương tiện trong nhiệm vụ Hằng Nga 6. Các phương tiện này đã tiến vào quỹ đạo Mặt trăng hôm 8/5. Hằng Nga 6 dự kiến trở thành nhiệm vụ đầu tiên trong lịch sử lấy mẫu vật từ phía xa Mặt trăng và đưa về Trái đất.

Robot bí mật trong nhiệm vụ Mặt trăng của Trung Quốc
Robot thám hiểm bí ẩn gắn vào tàu đổ bộ Mặt trăng trong nhiệm vụ Hằng Nga 6 của Trung Quốc. (Ảnh: CAST).

Phương tiện chủ chốt là tàu đổ bộ, dự kiến hạ cánh xuống Mặt trăng đầu tháng 6. Tại đó, tàu sẽ thu thập mẫu vật trên bề mặt Mặt trăng, đặt chúng vào module trở về để phóng trở lại Trái đất, tương tự nhiệm vụ Hằng Nga 5. Trong nhiệm vụ này, tàu vũ trụ Trung Quốc thành công hạ cánh xuống Mặt trăng vào năm 2020 và đưa mẫu vật về Trái đất sau đó vài tháng.

Không nhiều thông tin về nhiệm vụ Hằng Nga 6 được hé lộ trước khi phóng, ngoài việc có những hàng hóa từ Pháp, Thụy Điển, Italy và Pakistan cũng được đưa đến Mặt trăng. Nhưng sau vụ phóng, CAST tung ra những bức ảnh mới, trong ảnh có một robot nhỏ với bánh xe gắn bên hông của tàu đổ bộ Mặt trăng, Space hôm 8/5 đưa tin.

Hiện vẫn chưa rõ nhiệm vụ chính của robot thám hiểm. Tuy nhiên, theo thông tin từ Viện Gốm sứ Thượng Hải, nơi cung cấp một số bộ phận của tàu Hằng Nga 6, nó có máy quang phổ chụp ảnh hồng ngoại. Dựa vào kích thước robot và những điều kiện trên Mặt trăng, nhiệm vụ của nó có thể sẽ khá ngắn.

CAST đã có robot thám hiểm Thỏ Ngọc 2 ở phía xa Mặt trăng, hạ cánh vào năm 2019 trong nhiệm vụ Hằng Nga 4 - nhiệm vụ đầu tiên trên thế giới thành công đưa tàu vũ trụ đáp xuống phía xa của Mặt trăng. Thỏ Ngọc 2 có một số phát hiện lớn, bao gồm những quả cầu thủy tinh nhỏ trên bề mặt Mặt trăng.

Mục tiêu cuối cùng của CAST là đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030. Cơ quan này sẽ bắt đầu phóng thử nghiệm một loại tên lửa cỡ lớn mới có thể tái sử dụng vào năm sau. Tuy nhiên, giống như robot mới, những chi tiết về nhiệm vụ này vẫn đang được giữ kín.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống đường ray dùng

Hệ thống đường ray dùng "robot bay" chở hàng trên Mặt trăng

Trong dự án mới của NASA, các robot sẽ lơ lửng trên đường ray Mặt trăng nhờ công nghệ " nâng nghịch từ", vận chuyển 100 tấn vật liệu mỗi ngày.

Đăng ngày: 10/05/2024
Tìm thấy nơi có tiềm năng của sự sống trong vũ trụ

Tìm thấy nơi có tiềm năng của sự sống trong vũ trụ

Sự sống ngoài hành tinh có thể nằm ở nơi mà chúng ta vẫn thường nhìn vào mỗi khi nhắc tới các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 10/05/2024
Video NASA mô phỏng cú rơi vào hố đen siêu khối lượng

Video NASA mô phỏng cú rơi vào hố đen siêu khối lượng

Đồ họa mới của NASA mô tả điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen siêu khối lượng giống như hố đen ở trung tâm dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 10/05/2024
Ý tưởng sử dụng Mặt trời làm bộ khuếch đại tín hiệu trong

Ý tưởng sử dụng Mặt trời làm bộ khuếch đại tín hiệu trong "The Three-Body Problem" có thực sự khả thi?

Trong cuốn sách " The Three-Body Problem" của Lưu Từ Hân. Sở dĩ người Trisolaran (người Tam Thể) đến và xâm chiếm Trái đất là vì Diệp Văn Khiết trên Trái đất đã gửi tín hiệu cho họ.

Đăng ngày: 09/05/2024
Bí ẩn về góc khuất của Mặt trăng

Bí ẩn về góc khuất của Mặt trăng

Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà các nhà khoa học vũ trụ vẫn đang cố gắng giải đáp, đó là: Mặt trăng được hình thành như thế nào?

Đăng ngày: 09/05/2024
Vì sao NASA theo dõi vũ trụ bằng thiết bị có 36 điểm ảnh?

Vì sao NASA theo dõi vũ trụ bằng thiết bị có 36 điểm ảnh?

NASA do thám vũ trụ bằng thiết bị có cảm biến 36 điểm ảnh, con số thật sự khó tin trong thời đại mà smartphone bình thường cũng có thể chụp bức ảnh chứa hàng chục triệu pixel

Đăng ngày: 09/05/2024
150

150 "họng súng vũ trụ" đồng loạt nhắm thẳng Trái đất

Những " ngọn lửa vũ trụ" vừa lóe sáng trong tầm quan sát của tàu NASA có thể sớm "dội bom" vào từ quyển Trái đất trong vài ngày tiếp theo.

Đăng ngày: 09/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News