Tàu Thường Nga-6 của Trung Quốc đi vào quỹ đạo Mặt Trăng

Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 8/5 thông báo tàu vũ trụ Thường Nga-6 (Chang'e-6) của nước này đã đi vào quỹ đạo tròn quanh Mặt trăng.

Theo CNSA, vào lúc 10h12 ngày 8/5 (giờ Bắc Kinh - tức 11h12 cùng ngày theo giờ Việt Nam), tàu Thường Nga-6 đã thực hiện thành công quy trình phanh gần Mặt trăng, trước khi đi vào quỹ đạo vòng quanh Mặt trăng.

Tàu Thường Nga-6 của Trung Quốc đi vào quỹ đạo Mặt Trăng
Tàu Thường Nga-6 có nhiệm vụ lấy mẫu vật từ vùng khuất của Mặt trăng mang về Trái đất.

Quy trình phanh gần Mặt trăng là biện pháp kiểm soát quỹ đạo quan trọng đối với tàu Thường Nga-6 trong suốt chuyến bay. Việc phanh hãm khiến tàu có thể chịu lực hấp dẫn của Mặt trăng và bay quanh vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.

Được hỗ trợ bởi vệ tinh chuyển tiếp Thước Kiều 2 (Queqiao-2), tàu Thường Nga-6 sau đó sẽ điều chỉnh độ cao và độ nghiêng của quỹ đạo quanh Mặt trăng, đồng thời chọn thời điểm thích hợp để thực hiện việc tách các tổ hợp.

Tàu Thường Nga-6 có nhiệm vụ lấy mẫu vật từ vùng khuất của Mặt trăng và đem trở về Trái đất. Đây là lần đầu tiên con người thực hiện sứ mệnh này trong lịch sử thám hiểm Mặt trăng.

Theo nhà khoa học Ngô Vĩ Nhân (Wu Weiren), Trưởng nhóm thiết kế chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, hiện nay con người có rất ít hiểu biết về vùng khuất của Mặt trăng. Nếu Thường Nga-6 hoàn thành sứ mệnh, các nhà khoa học sẽ có được những vật chứng trực tiếp đầu tiên để hiểu hơn về môi trường và cấu tạo vật chất của khu vực này, những hiểu biết có vai trò cực kỳ quan trọng.

Tàu vũ trụ Thường Nga- 6 là một tổ hợp gồm tàu quỹ đạo, thiết bị hạ cánh, thiết bị bay lên và thiết bị trở về. Sau khi lên đến Mặt trăng, thiết bị hạ cánh sẽ giúp tàu “đáp êm” xuống vùng tối. Trong vòng 48 giờ sau hạ cánh, một cánh tay robot sẽ bung ra để thu thập đá và đất từ bề mặt của Mặt trăng đồng thời 1 mũi khoan cũng được khoan xuống bề mặt hành tinh này đất trước khi bắt đầu công tác phân tích khoa học. Sau khi các mẫu vật được đưa vào thùng chứa và niêm phong, thiết bị cất cánh sẽ đưa thùng từ Mặt trăng trở lại ghép nối với tàu quỹ đạo, từ đó thiết bị trở về sẽ đưa các mẫu vật này về Trái đất, dự kiến đáp xuống khu tự trị Nội Mông. Theo CNSA, toàn bộ quá trình này được tính toán thực hiện trong 53 ngày.

Trước đó, sứ mệnh Thường Nga-5 đã mang về cho Trung Quốc 1.731 gram vật chất từ Mặt trăng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thứ khiến “Trái đất thứ 2” biến đổi đáng sợ

Phát hiện thứ khiến “Trái đất thứ 2” biến đổi đáng sợ

Khám phá về " tử thần giấu mặt" nơi hành tinh song sinh có ý nghĩa lớn đối với tương lai Trái đất cũng như việc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 09/05/2024
Tìm thấy vệ tinh mất tích gần 30 năm trên quỹ đạo

Tìm thấy vệ tinh mất tích gần 30 năm trên quỹ đạo

Vệ tinh S73-7 có chiều rộng 66cm, hoạt động trên quỹ đạo cao 800 km và biến mất khỏi radar từ những năm 1990.

Đăng ngày: 08/05/2024
NASA hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái

NASA hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner có người lái

Trước khi quyết định hoãn phóng tàu vũ trụ Starliner được đưa ra, các phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams đã ngồi sẵn trên ghế lái.

Đăng ngày: 08/05/2024
Sứ mệnh Thường Nga 6 và tham vọng của Trung Quốc trên Mặt trăng

Sứ mệnh Thường Nga 6 và tham vọng của Trung Quốc trên Mặt trăng

Trung Quốc đang quay trở lại phía xa bí ẩn của mặt trăng và mang về một số mẫu vật từ mặt trăng.

Đăng ngày: 07/05/2024
Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Đi tìm nguồn gốc hạt vũ trụ đi qua cơ thể chúng ta cả tỉ lần mỗi giây

Khoảng một nghìn tỉ hạt nhỏ gọi là neutrino xuyên qua bạn mỗi giây. Được tạo ra trong Vụ nổ lớn Big Bang, những neutrino nguyên thủy này tồn tại trong toàn bộ vũ trụ, nhưng chúng không thể làm hại bạn.

Đăng ngày: 07/05/2024
Trái đất bùng nổ sự sống nhờ

Trái đất bùng nổ sự sống nhờ "mối đe dọa từ vũ trụ"?

Khoảng 591 - 565 triệu năm trước, từ quyển Trái đất đã gần như " sụp đổ".

Đăng ngày: 06/05/2024
Để giữ gìn sức khỏe khi công tác trên Mặt trăng, phi hành gia có thể sử dụng Bức tường Tử thần

Để giữ gìn sức khỏe khi công tác trên Mặt trăng, phi hành gia có thể sử dụng Bức tường Tử thần

Thiết bị mang cái tên " chết chóc" có thể giúp cơ và xương phi hành gia được chắc khỏe.

Đăng ngày: 06/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News