Robot chụp nhiên liệu phóng xạ nóng chảy ở Fukushima
Một robot điều khiển từ xa chụp ảnh ụ nhiên liệu hạt nhân nóng chảy và rơi xuống đáy lò phản ứng bị phá hủy nặng nề nhất ở nhà máy điện Fukushima.
Ụ nhiên liệu hạt nhân nóng chảy ở lò phản ứng số 1. (Ảnh: TEPCO).
Trận động đất và sóng thần mạnh vào năm 2011 phá hủy hệ thống làm mát ở nhà máy điện, khiến lõi 3 lò phản ứng nóng chảy. Phần lớn nhiên liệu có độ phòng xạ cao rơi xuống đáy thùng chứa lò phản ứng, khiến việc loại bỏ trở nên vô cùng khó khăn. Nhà chức trách từng thử đưa một robot nhỏ gắn camera vào lò phản ứng số 1 nhưng thất bại. Tuy nhiên, ảnh chụp đầu tuần này của robot ROV-A hé lộ những cấu trúc bị vỡ, đường ống, ụ nhiên liệu nóng chảy và nhiều mảnh vỡ khác ngập trong nước lạnh, theo thông báo hôm 10/2 của đơn vị vận hành nhà máy là Công ty điện Tokyo (TEPCO).
Khoảng 900 tấn nhiên liệu hạt nhân nóng chảy còn lưu lại bên trong 3 lò phản ứng bị phá hủy của nhà máy, bao gồm khoảng 280 tấn nhiên liệu ở lò số 1. Việc loại bỏ trở thành nhiệm vụ nan giải, kéo dài 30 - 40 năm theo ước tính lạc quan. Robot trang bị một số camera nhỏ chụp ảnh bên trong thùng chứa lò phản ứng trong nhiệm vụ mở đường cho các tàu phương tiện sau này, TEPCO cho biết.
Kenichi Takahara, phát ngôn viên của TEPCO chia sẻ những đống mảnh vỡ nhô lên từ đáy thùng chứa, bao gồm ở bên trong bệ máy nằm trực tiếp bên dưới lõi lò, cho thấy các ụ là nhiên liệu nóng chảy rơi xuống khu vực này. Theo Takahara, công ty sẽ điều thêm phương tiện thăm dò để xác nhận vật thể trong ảnh. Ở một vị trí, robot đo được độ phóng xạ ở mức 2 sievert, có thể gây nguy hiểm chết người. Mức độ phơi nhiễm hàng năm đối với nhân viên nhà máy điện là 50 milisievert.
Robot thăm dò lò phản ứng số 1 bắt đầu hoạt động hôm 8/2 và là robot đầu tiên tới đây từ năm 2017. Trước đó, một robot khác thất bại trong việc chụp ảnh nhiên liệu nóng chảy do nồng độ phóng xạ quá cao và hư hại ở cấu trúc bên trong. Nhiên liệu ở lò số 1 ngập trong nước có độ phóng xạ cao, sâu 2m. TEPCO cho biết họ sẽ tiến hành triển khai các phương tiện thăm dò khác sau khi phân tích dữ liệu và ảnh do robot đầu tiên thu thập.
5 robot khác do công ty Hitachi-GE Nuclear Energy và Viện nghiên cứu giải trừ hạt nhân đồng phát triển, sẽ được sử dụng trong vài tháng tới. Dự án nghiên cứu ở lò số 1 nhằm đo các ụ nhiên liệu nóng chảy, lập bản đồ 3 chiều, phân tích đồng vị và nồng độ phóng xạ, và thu thập mẫu vật. Đó là những yếu tố chủ chốt để phát triển thiết bị và phương pháp loại bỏ nhiên liệu nóng chảy an toàn và hiệu quả, cho phép dỡ bỏ hoàn toàn lò phản ứng.
TEPCO hy vọng có thể sử dụng cánh tay robot vào cuối năm nay để loại bỏ nhiên liệu nóng chảy ở lò số 2, nơi robot thăm dò tiến xa nhất.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
