Robot cứu nạn bằng râu
Hai nhà khoa học người Anh chế tạo loại robot có nhiều râu để dò tìm những người sống sót sau thảm họa thiên nhiên, hoặc nạn nhân mắc kẹt trong các tòa nhà cháy.
![]() |
Những sợi râu dài trên đầu robot chuyển động qua lại 5 lần/giây để dò tìm vật thể. (Ảnh: Newscientist) |
Tony Prescott, một nhà sáng chế của Đại học Sheffield và chuyên gia Anthony Pipe của Đại học Bristol đã mô phỏng cơ chế cảm nhận môi trường xung quanh để chế tạo robot mới. Họ gọi nó là SCRATCHbot. Những sợi râu dài trên đầu robot chuyển động tới lui khoảng 5 lần/giây để phát hiện những vật thể gần nó. Nếu một sợi râu chạm phải thứ gì đó, phần mềm điều khiển sẽ xác định vị trí rồi định hướng đầu và thân robot để những sợi lông cứng trên mũi nó có thể chạm vào vật thể.
Nhiều robot sử dụng cảm biến để hỗ trợ camera, song SCRATCHbot chỉ dựa vào những sợi râu nhân tạo để cảm nhận môi trường xung quanh. Khác với nhiều robot có hình dáng giống chuột, SCRATCHbot thay đổi cách thức chuyển động của râu khi nó chạm vào chướng ngại vật. Những râu gần vật thể nhất sẽ chuyển động chậm và ít nhất. Trong khi đó những râu ở xa vật thể sẽ quét mạnh hơn để tăng cơ hội chạm vào chướng ngại vật và xác định vị trí của nó.
Nhóm thiết kế tuyên bố phiên bản tiếp theo của SCRATCHbot sẽ có khả năng phân biệt các kiểu bề mặt khác nhau (như tấm thảm hoặc sàn gỗ cứng), quyết định cách định hướng dựa trên bề mặt mà nó tiếp cận.
Mặc dù nhiệm vụ chính của SCRATCHbot là tham gia các hoạt động cứu hộ, nó cũng có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu cách mà não động vật có vú điều khiển chuyển động của các bộ phận xúc giác như râu.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
